Xã hội

Zalo phát thông báo kiểu này, cẩn thận tài khoản đang bị ‘hack’: Người dùng lưu ý ngay!

Hải Châu 12/04/2025 - 23:00

Nếu nhận được một trong ba thông báo này từ Zalo, người dùng cần cảnh giác để bảo vệ tài khoản của mình.

Chiêu trò “hack” tài khoản Zalo dưới dạng thông báo quen thuộc

Mặc dù Zalo không ngừng cập nhật các tính năng nhằm tăng cường bảo mật, nhưng nếu người dùng chủ quan, tài khoản vẫn có nguy cơ bị tin tặc chiếm đoạt. Có ba loại thông báo mà người dùng cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ tài khoản của mình một cách hiệu quả nhất.

Zalo phát thông báo kiểu này, cẩn thận tài khoản đang bị ‘hack’: Người dùng lưu ý ngay! - ảnh 1
Nếu lơ là cảnh giác, tài khoản Zalo của bạn có thể rơi vào tay hacker. Ảnh minh họa

Có phải bạn vừa yêu cầu mã kích hoạt?

Khi đăng nhập Zalo trên một thiết bị mới, hệ thống sẽ gửi thông báo để bạn xác nhận.

Nếu bạn đang thực hiện đăng nhập, hãy chọn "Kiểm tra bảo mật" để truy cập trang bảo mật, sau đó bấm "Đây là tôi" để xác nhận và tắt cảnh báo.

Nếu không phải bạn, ngay lập tức chọn "Kiểm tra bảo mật", sau đó bấm "Không phải tôi" và nhấn "Chặn ngay" để ngăn thiết bị lạ yêu cầu mã kích hoạt.

Trong trường hợp bạn không còn sử dụng số điện thoại đã đăng ký Zalo, hãy chọn "Đổi số điện thoại" để cập nhật số mới mà vẫn giữ nguyên tài khoản cũ.

Có phải bạn đang muốn đăng nhập?

Nếu tài khoản của bạn được đăng nhập trên một thiết bị lạ và tính năng bảo mật được kích hoạt, Zalo sẽ gửi thông báo để bạn kiểm tra. Đây là biện pháp nhằm bảo vệ tài khoản của bạn khỏi nguy cơ bị kẻ xấu chiếm đoạt.

Khi nhận được cảnh báo từ Zalo, bạn cần thực hiện một số bước xác nhận để đảm bảo an toàn. Nếu bạn thực sự là người đang đăng nhập, hãy nhấn "Kiểm tra bảo mật" và chọn "Đó là tôi" để xác nhận.

Zalo phát thông báo kiểu này, cẩn thận tài khoản đang bị ‘hack’: Người dùng lưu ý ngay! - ảnh 2
Khi nhận được cảnh báo từ Zalo, bạn cần thực hiện một số bước xác nhận để đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa

Ngược lại, nếu bạn không phải là người thực hiện thao tác này, hãy ngay lập tức nhấn "Kiểm tra bảo mật", sau đó chọn "Không phải tôi". Tiếp theo, bấm "Chặn ngay" để ngăn chặn thiết bị lạ đăng nhập vào tài khoản của bạn. Cuối cùng, để tăng cường bảo mật, bạn nên đổi mật khẩu Zalo ngay lập tức nhằm ngăn chặn nguy cơ bị xâm nhập trái phép.

Có phải bạn vừa đăng nhập?

Nếu tài khoản của bạn được đăng nhập trên một thiết bị lạ, Zalo sẽ gửi thông báo để bạn kiểm tra.

Trường hợp bạn thực hiện đăng nhập: Hãy xác nhận như những lần trước khi nhận cảnh báo.

Nếu không phải bạn: Ngay lập tức truy cập "Kiểm tra bảo mật" trên Zalo, chọn "Không phải tôi", nhấn "Đăng xuất ngay" để thoát khỏi thiết bị lạ, sau đó chọn "Báo xấu" để cảnh báo về thiết bị này.

Lưu ý, trước khi mở tin nhắn hay nhấp vào đường link, hãy xác minh danh tính người gửi. Tốt nhất, hãy gọi trực tiếp bằng số điện thoại (không dùng ứng dụng gọi miễn phí) để đảm bảo tài khoản của họ không bị kẻ xấu chiếm đoạt và lợi dụng để lừa đảo.

Làm ngay điều này để Zalo không bị chiếm đoạt

Việc bảo vệ tài khoản Zalo nên được thực hiện chủ động thay vì chỉ tìm cách khôi phục sau khi bị hack. Người dùng cần áp dụng các biện pháp an toàn ngay từ sớm để tránh những rủi ro đáng tiếc. Một trong những bước cơ bản là tạo mật khẩu mạnh.

Zalo phát thông báo kiểu này, cẩn thận tài khoản đang bị ‘hack’: Người dùng lưu ý ngay! - ảnh 3
Người dùng truy cập vào Zalo, ấn vào trang cá nhân, chọn kiểm tra bảo mật. Ảnh minh họa

Các chuyên gia khuyến nghị sử dụng mật khẩu gồm cả chữ cái, số và ký tự đặc biệt, tránh đặt các chuỗi đơn giản như ngày sinh hoặc các dãy dễ đoán như “0000000” hay “1111111”... Mật khẩu lý tưởng nên có độ dài tối thiểu 10 ký tự để nâng cao mức độ bảo mật.

Để đánh giá mức độ an toàn của tài khoản, bạn có thể vào ứng dụng Zalo, truy cập trang cá nhân và chọn “Kiểm tra bảo mật”. Tính năng này cho biết mức độ bảo mật đang ở mức yếu, trung bình hay tốt. Người dùng nên thiết lập bảo mật hai lớp, xác thực tài khoản và luôn cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng để được bảo vệ tốt nhất.

Sự cảnh giác khi nhận các đường link lạ cũng đóng vai trò quan trọng. Dù liên kết đó được gửi từ bạn bè, bạn vẫn nên thận trọng vì tài khoản của họ có thể đã bị tấn công và lợi dụng để phát tán các nội dung nguy hiểm. Tuyệt đối không chia sẻ mã xác nhận từ Zalo với bất kỳ ai trong mọi tình huống.

Việc theo dõi và kiểm soát hoạt động đăng nhập cũng giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Người dùng nên kiểm tra lịch sử đăng nhập thường xuyên, nếu phát hiện thiết bị lạ, cần lập tức đăng xuất thiết bị đó, đổi mật khẩu hoặc thay đổi số điện thoại đăng ký và nâng cấp các lớp bảo mật. Điều này sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và bảo vệ tài khoản Zalo một cách hiệu quả.

>> Sợ bị đọc trộm tin nhắn, bật ngay tính năng bí mật này trên Zalo và Messenger!

Tính năng của Zalo trên Android khiến người dùng iOS ‘thèm khát’: Cho phép nhắn tin mà không cần mở ứng dụng, kích hoạt chỉ với 1 bước đơn giản

Phát hiện dấu hiệu ‘xâm nhập’ lạ này, cần đăng xuất tài khoản Zalo từ xa ngay lập tức!

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/zalo-phat-thong-bao-kieu-nay-can-than-tai-khoan-dang-bi-hack-nguoi-dung-luu-y-ngay-140237.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Zalo phát thông báo kiểu này, cẩn thận tài khoản đang bị ‘hack’: Người dùng lưu ý ngay!
    POWERED BY ONECMS & INTECH