Nợ xấu của các ngân hàng cũng tăng mạnh so với thời điểm đầu năm 2022.
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý 2 và kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 – năm được đánh dấu bởi khá nhiều biến động nói chung cả về tình hình kinh tế và trên thị trường chứng khoán.
Về tình hình kinh tế, những tháng đầu năm 2022 cả nước nói chung đang chìm trong khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lan rộng và diễn biến phức tạp. Tuy vậy những tháng cuối quý 2, dịch bệnh dần được kiểm soát khi người dân ý thức được việc sống chung cùng dịch bệnh. Thị trường chứng khoán cũng biến động mạnh khi những ngày đầu năm chỉ số VnIndex đã từng vụt tăng mạnh, vượt 1.500 điểm và cũng đã có lúc giảm sâu về dưới 1.200 điểm do những thông tin không tích cực.
Có 18 ngân hàng báo lãi nghìn tỷ nửa đầu năm
Trong bối cảnh khó khăn chung, nhóm ngân hàng vẫn báo lãi lớn. Có 18 ngân hàng báo lãi nghìn tỷ nửa đầu năm. Trong số đó Vietcombank vẫn giữ vùng vị trí đầu bảng với hơn 13.900 tỷ đồng, tăng trưởng gần 28% so với nửa đầu năm ngoái. Lợi nhuận của Vietcombank ngoài thu nhập lãi thuần, thì hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng mang lại số lãi thuần gần 3.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm. Vietcombank cũng không phải là ngân hàng "sa" vào kinh doanh chứng khoán, nên vẫn ghi nhận khoản lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh hơn 35 tỷ đồng.
Vị trí thứ 2 đã đổi chủ. Nửa đầu năm 2021 Techcombank vươn lên vị trí số 2 với 9.283 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tuy vậy nửa đầu năm nay Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB đã lấy lại ngôi á quân với 12.241 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng gần 70% so với cùng kỳ. Không "may mắn" như Vietcombank, VPB lỗ thuần gần 250 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối và lỗ thuần gần 300 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán kinh doanh trong nửa đầu năm.
Techcombank lùi lại vị trí số 3 với gần 11.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 23,85 so với nửa đầu năm 2021. Vietcombank, Vpbank và Techcombank cũng là 3 ngân hàng có lãi hơn chục nghìn tỷ nửa đầu năm. Techcombank không lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối nhưng vẫn lỗ thuần gần 250 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán kinh doanh.
Quý 2 vừa qua chính là quý gây nhiều tổn thất cho các doanh nghiệp "sa đà" vào việc đầu tư chứng khoán do thị trường chứng khoán có nhiều biến động mạnh.
Nếu tính TOP 5 về lợi nhuận, thì 2 ngân hàng kế tiếp là MBB với 9.520 tỷ đồng và Vietinbank với 9.379 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tính TOP 10 về lợi nhuận thì những tên kế tiếp là BIDV, ACB, SHB, HDB và VIB.
Ngành ngân hàng nói chung cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi tín dụng về cho vay bất động sản bị siết chặt. Tuy vậy ngược với các dự đoán, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của nhóm ngân hàng lại tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Nếu tính về tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ, quán quân thuộc về Eximbank (EIB) với tỷ lệ tăng gấp 3,4 lần cùng kỳ năm ngoái, từ 445 tỷ đồng lên 1.519 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đạt được 6 tháng đầu năm 2022.
Xếp thứ 2 và thứ 3 về tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SEABank – SSB) với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận gần 82% và SHB với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 83,5%.
Duy nhất trong nhóm ngân hàng lãi nghìn tỷ có OCB là ngân hàng báo lãi giảm sút so với cùng kỳ với tỷ lệ giảm 32%, từ 2.120 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái xuống còn xấp xỉ 1.440 tỷ đồng.
Nợ xấu tăng mạnh
Lợi nhuận tăng mạnh nhưng nợ xấu của các ngân hàng cũng tăng mạnh so với thời điểm đầu năm. Nếu tính nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 – nợ có khả năng mất vốn, nợ nghi ngờ và nợ dưới tiêu chuẩn, thì tổng nợ xấu các ngân hàng đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022.
Trong số đó VPBank được xem là ngân hàng có nợ xấu cao nhất hơn 20.600 tỷ đồng, tăng 27% so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, số nợ xấu của VPB tăng mạnh trên tổng dư nợ cho vay khách hàng hơn 392.504 tỷ đồng.
Nợ xấu của Vietinbank cũng trên 16.600 tỷ đồng, tăng 16,3% so với thời điểm đầu năm. Tính đến 30/6/2022 Vietinbank còn dư cho vay khách hàng 1.238 triệu tỷ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022 Vietinbank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt hơn 22.100 tỷ đồng. Ngoài ra còn lãi thuần tư hoạt động kinh doanh ngoại hối gần 1.600 tỷ đồng. Tuy vậy Vietinbank phải trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng hơn 10.300 tỷ đồng.
Nợ xấu đứng thứ 3 là BIDV với 15.139 tỷ đồng, tăng 11,7% so với thời điểm đầu năm. BIDV cũng là ngân hàng có dư nợ cho vay khách hàng lớn nhất với 1.483 triệu tỷ đồng. Báo cáo ghi nhận tổng thu nhập lãi thuần của BIDV đạt được trong 6 tháng đầu năm lên trên 27.444 tỷ đồng. Tuy vậy BIDV cũng phải trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 13.772 tỷ đồng.
Nhận món quà 750.000 USD từ bạn ngoại quốc, người đàn ông suýt mất 500 triệu đồng
BIDV (BID) gia nhập cuộc đua tăng vốn, phát hành 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức