2 giếng khoan 3.900m bất ngờ phát tin mừng khi đụng trúng kho báu khủng, công nghệ cao xuất hiện, nỗi lo khủng hoảng năng lượng được giải tỏa
Nếu được khai thác hiệu quả, các nguồn dự trữ mới này có thể giúp giải quyết phần nào cuộc khủng hoảng năng lượng ở quốc gia này.
Ngành công nghiệp dầu mỏ ở Colombia đang phải đối mặt với những lo ngại nghiêm trọng về khả năng tự cung cấp khí đốt, đặc biệt khi dự trữ khí đốt của nước này giảm mạnh. Theo OilPrice, cuối năm 2023, dự trữ khí đốt của Colombia chỉ còn 2,4 nghìn tỷ feet khối, tương đương với 6,1 năm tiêu thụ. Điều này đặt ra thách thức lớn cho ngành công nghiệp, nhất là khi nước này đang thiếu các dự án khai thác khí đốt mới để bù đắp cho sự cạn kiệt tài nguyên hiện có.
Dự đoán bắt đầu từ năm tới, Colombia sẽ phải đối mặt với viễn cảnh thiếu hụt khí đốt tự nhiên nghiêm trọng, khiến cuộc khủng hoảng năng lượng của quốc gia này trở nên tồi tệ hơn.
Ngày 3/10 vừa qua, Tập đoàn dầu mỏ Petrobras của Brazil đã công bố hai phát hiện khí đốt tự nhiên quan trọng ngoài khơi Colombia. Các lãnh đạo của công ty dầu khí quốc doanh Brazil cho biết, những phát hiện này có tiềm năng tăng gấp đôi trữ lượng khí đốt của Colombia. Đây là một tin vui cho Colombia trong bối cảnh quốc gia này đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí đốt trầm trọng. Nếu được khai thác hiệu quả, các nguồn dự trữ mới này có thể giúp giải quyết phần nào cuộc khủng hoảng năng lượng đang đe dọa và cung cấp nguồn cung cấp ổn định hơn cho nhu cầu trong nước.
Cụ thể, Petrobras mới đây công bố rằng các phát hiện tại giếng Uchuva-1 và Uchuva-2, hiện đã được đổi tên thành Sirius-1 và Sirius-2, ở lưu vực ngoài khơi Guajira, Colombia, chứa trữ lượng khí đốt tự nhiên đáng kể.
Các giếng khí đốt này nằm ở độ sâu khoảng 3.900m (gần 13.000 feet). Với trữ lượng gần 169 tỷ m3, các mỏ mới phát hiện có quy mô tương đương với các mỏ dầu khí Cuchupa đã cung cấp khí đốt cho Colombia trong 45 năm qua. Những phát hiện mới về khí đốt tự nhiên ngoài khơi Colombia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thị trường nội địa, trong bối cảnh quốc gia này đang phải vật lộn với sự sụt giảm sản lượng dầu khí.
Được biết, Petrobras vận hành Sirius-1 và Sirius-2 với 44,44% cổ phần và hợp tác với Ecopetrol của Colombia nắm giữ 55,56%.
Trong những năm vừa qua, Colombia đã áp dụng các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến trong khai thác khí đốt tự nhiên nhằm nâng cao hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường khắt khe.
Chính phủ Colombia đã hợp tác chặt chẽ với cả khu vực tư nhân và công để phát triển các phương pháp khai thác bền vững. Điều này bao gồm việc triển khai các hệ thống giám sát tiên tiến, cho phép theo dõi hoạt động khai thác và kiểm soát chất lượng tài nguyên trong thời gian thực. Ngoài ra, công nghệ phân tích dữ liệu thời gian thực và mô phỏng kỹ thuật số (digital twin) cũng đã được sử dụng để tối ưu hóa việc quản lý tài nguyên, cải thiện năng suất khai thác, đồng thời giảm lượng khí thải carbon.
Một trong những bước đột phá quan trọng trong ngành khí đốt tự nhiên của Colombia là việc tích hợp các thiết bị Internet vạn vật (IoT) và các công cụ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) vào quá trình khai thác. Các công nghệ này cho phép giám sát liên tục các mỏ khí, giúp dự đoán trước các sự cố hỏng hóc thiết bị, quản lý lịch bảo trì và tối ưu hóa luồng khí, từ đó không chỉ giảm thiểu lãng phí mà còn nâng cao an toàn trong quá trình vận hành.
Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong ngành khí đốt của Colombia đã mang lại lợi ích kép. Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, công nghệ này còn hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững. Thông qua việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật số hiện đại, Colombia đang tiến tới mục tiêu kết hợp giữa nền kinh tế dựa trên nhiên liệu hóa thạch truyền thống và năng lượng tái tạo, góp phần xây dựng một hệ thống năng lượng bền vững hơn trong tương lai.