Vĩ mô

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Ước tính số thuế TNDN nộp bổ sung vào NSNN khoảng 14.600 tỷ đồng

Thanh Thanh 13/11/2023 - 15:44

Báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ đã tính toán dựa trên số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2022 và dự kiến có khoảng 122 tập đoàn đầu tư nước ngoài sẽ thuộc diện điều chỉnh của nghị quyết với tổng số thuế TNDN nộp bổ sung là 14.600 tỷ đồng.

Hiện các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng thuế TTTC từ năm 2024

Xu thế tất yếu phù hợp với yêu cầu thực tiễn

Đối với các tập đoàn trong nước, báo cáo của Chính phủ dự kiến có 6 tập đoàn sẽ thuộc diện điều chỉnh của nghị quyết và dự kiến số thuế TNDN bổ sung có thể thu từ các khoản đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn này là khoảng 73 tỷ đồng trong trường hợp các nước nhận đầu tư không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC).

Tại diễn đàn Quốc hội sáng 10/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thuế TTTC không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế TTTC, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%.

Đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Hiện các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng thuế TTTC từ năm 2024, để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với thuế TTTC (15%), trong đó có các đối tác có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore....

Trước bối cảnh nêu trên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính khuyến nghị Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế TTTC. Theo Bộ trưởng, việc ban hành chính sách thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu tại Việt Nam là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định về thuế TTTC mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới, cụ thể như: tăng nguồn thu NSNN từ phần thu thuế bổ sung, tăng cường hội nhập quốc tế, giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.

Các chuyên gia cho rằng Quốc hội cần ban hành nghị quyết quy định về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Sớm ban hành nghị quyết sẽ thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (UBTCNS) Lê Quang Mạnh trình bày tại báo cáo thẩm tra, đa số ý kiến trong UBTCNS cho rằng, cần thiết phải ban hành một văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho các DN đầu tư nước ngoài thuộc diện điều chỉnh của thuế TTTC có thể kê khai thuế TNDN bổ sung tại Việt Nam, thay vì để DN nộp khoản thuế bổ sung này tại nước mẹ.

Mặt khác, việc sớm ban hành nghị quyết sẽ thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện thuế TTTC từ 1/1/2024, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về môi trường pháp lý tại Việt Nam và mở ra các cơ hội mới cho Việt Nam.

Chủ nhiệm UBTCNS Lê Quang Mạnh cho rằng, trong bối cảnh và xu thế mới về thực hiện thuế TTTC, việc tiếp tục duy trì hệ thống ưu đãi thuế TNDN hiện hành là không phù hợp và không còn có tác dụng trên thực tế, trong khi chi phí về miễn giảm thuế làm giảm thu ngân sách hàng năm hàng chục nghìn tỷ đồng.

Một số đại biểu Quốc hội thì cho rằng, thuế TTTC không mâu thuẫn với quy định về bảo hộ đầu tư với các quy định về đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, đối xử đầu tư, bồi thường thiệt hại, trưng dụng, chuyển tiền và thế quyền của các hiệp định thương mại tự do, hiệp định bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết.

Vì vậy, Quốc hội cần ban hành nghị quyết quy định về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Điều này cũng phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong cơ cấu lại NSNN, hạn chế tránh thuế, chuyển giá.

Trong khi các chuyên gia đều cho rằng, việc thực hiện thuế TTTC mở ra cơ hội để Việt Nam tiến hành rà soát, đánh giá lại hiệu quả của hệ thống ưu đãi thuế hiện hành. Việt Nam cần nghiên cứu thay thế chính sách ưu đãi hiện hành dựa trên lợi nhuận (thông qua việc miễn, giảm thuế) bằng các biện pháp ưu đãi dựa trên chi phí một cách phù hợp.

Đồng thời đề nghị, sau khi áp dụng thuế TNDN bổ sung, Bộ Tài chính cần có đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN bổ sung với NSNN, để có kế hoạch cân đối lại NSNN trung hạn 5 năm 2021-2025, từ đó tiếp tục thu hút dòng vốn FDI. Các chuyên gia cũng bày tỏ hy vọng rằng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương sẽ tìm ra được những đòn bẩy kinh tế mới, kể cả các ưu đãi khác hoặc có những giải pháp phi kinh tế mới tương xứng, hữu hiệu, toàn diện, phát huy lợi thế so sánh, cải thiện môi trường đầu tư...

Lộ tên 6 ông lớn Việt Nam khả năng phải áp thuế tối thiểu toàn cầu?

Đề xuất áp mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với các tỷ phú

Foxconn, Samsung, LG và hàng loạt ông lớn FDI sẽ phải nộp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2025

Theo Tổng Cục Thuế
https://www.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/z1/vVPBcoIwEP0VLxyZLCRAerToKFpabQUkFwYJIm0JWjNa_97QTjvTg2LHaXPZ7Mzb93Y3L4ihOWIi3ZVFKstapK8qj5mduNOxG45DABpMeuD5vhMGXg9g5qDoEzDoDolzpwBkAOCR24f7oTs1wMOIXVIPJ04X2upDxBDLhFzLFYoLLjtZLWQupAbbNFH5RxT5fvt9SXIFqauDBiaYWAO5
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Ước tính số thuế TNDN nộp bổ sung vào NSNN khoảng 14.600 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS & INTECH