Bảo vật này của Việt Nam đã làm được một việc mà cho đến nay chưa có chiếc máy bay chiến đấu nào khác trên thế giới làm được.
Đó là chiếc MiG-21 mang số hiệu 5121 do Liên Xô cũ chế tạo, viện trợ cho Việt Nam, được sử dụng trong cuộc chiến đấu bảo vệ vùng trời miền Bắc từ tháng 7/1972. Chiếc máy bay này được đặt gần máy bay MiG-21, số hiệu 4324 bên trong khu chuyên đề kháng chiến chống Mỹ của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Chiếc máy bay được Nhà nước công nhận là Bảo vật quốc gia trong đợt đầu (năm 2012) này cũng là chiếc tiên phong trong việc tìm ra cách đánh B-52 hiệu quả nhất trong 12 ngày đêm khói lửa của trận chiến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không cuối tháng 12/1972. Có 3 phi công từng sử dụng chiếc MiG này là Đinh Tôn, Vũ Đình Rạng và Phạm Tuân.
Lần đầu tiên, phi công Đinh Tôn được lệnh xuất kích vào đêm 4/10/1971, ông phát hiện 2 chiếc B-52 nhưng ở thế đối đầu không đánh được, ông đành quay về và hạ cánh an toàn tại sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Người kế tiếp là Vũ Đình Rạng. Đêm 20/11/1971, ông cất cánh từ sân bay Anh Sơn, Nghệ An. Khi bật radar phát hiện thấy có B-52 ở phía trước cách mình 15km, ông đã tăng tốc đến cự ly 8km thì phóng tên lửa. Lúc vòng trở lại thấy 1 chiếc B-52 khác, ông bắn tiếp quả tên lửa thứ 2 rồi nhanh chóng thoát ly và tìm cách hạ cánh. Lần này, chiếc B-52 của địch bị thương phải lết về hạ cánh ở sân bay Tasli, Thái Lan. Tuy trận đánh chưa được như ý nhưng đủ cơ sở để khẳng định rằng MiG-21 của ta hoàn toàn có thể bắn rơi B-52 của Mỹ.
Người thứ ba sử dụng chiếc MiG này để đánh B-52 là phi công Phạm Tuân. Khoảng hơn 21h đêm 27/12/1972, Trung tướng Phạm Tuân điều khiển MiG-21 cất cánh từ sân bay Yên Bái. Khi bay lên bầu trời, ông gặp rất nhiều máy bay yểm trợ cho B52 là máy bay F4, song ông được lệnh không tấn công F4 mà bay vòng qua để tránh. Sau đó, Sở Chỉ huy dưới mặt đất thông báo máy bay B-52 đang cách 200km, 150km rồi 100km.
Theo Trung tướng Phạm Tuân, cứ mỗi phút, MiG-21 có thể bay được 40-50km. Vì bay ngược chiều với B-52, nên chỉ vài phút là MiG-21 đã tiếp cận được mục tiêu B-52. Khi MiG-21 đang ở độ cao khoảng 6km, ông xin phép chỉ huy ném thùng dầu phụ để cho nhẹ máy bay, dễ dàng hơn cho chiến đấu. Lúc này, Sở Chỉ huy dưới mặt đất thông báo MiG-21 đang cách B-52 10km, rồi sau đó là 4km...
Khi MiG-21 cách tốp B-52 là 4km, Sở Chỉ huy ra hiệu lệnh cho Trung tướng Phạm Tuân bật tên lửa ở vị trí hai quả, mở nút phóng tên lửa quan sát. Nhưng ông vẫn nói là "Chờ chút"... Đến khi MiG-21 chỉ còn cách B-52 là 3km, ông mới quyết định phóng 2 quả tên lửa phóng về phía tốp B-52...
Khi vừa phóng 2 quả tên lửa, Trung tướng Phạm Tuân kéo máy bay lên và lật ngửa thì nhìn thấy B-52 nổ tung. Đây là lần đầu tiên không quân của ta bắn rơi B-52. Lúc đó, Trung tướng Phạm Tuân vẫn tiếp tục nhìn thấy còn B-52 ở phía trước, nhưng Sở Chỉ huy lệnh cho ông hạ cánh để cho người bay lên chiến đấu thay ông nhưng khi chiếc MiG-21 khác bay lên thì B-52 đã chạy mất.
Ngay đêm đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã điện khen ngợi bộ đội không quân lập công xuất sắc.
Trận đánh đêm 27/12/1972 là lần đầu tiên Không quân Việt Nam bắn rơi B-52, “pháo đài bay” được coi là bất khả xâm phạm của không quân Mỹ. Cũng ngay đêm đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã điện khen ngợi bộ đội không quân lập công xuất sắc.
Đồng thời, chiếc máy bay cũng góp phần đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Trong suốt quá trình chiến đấu, ngoài chiếc B-52 bị phi công Phạm Tuân bắn hạ, chiếc MiG-21 này còn bắn rơi được 4 máy bay nữa của Mỹ, góp phần làm nên chiến công vang dội của Không quân Việt Nam.
Bí ẩn máy bay biến mất không chút dấu vết nhưng 37 năm sau lại trở về, 57 hành khách vẫn trẻ măng
Nổ bánh xe giữa trời, máy bay Boeing chở 249 người phải hạ cánh khẩn cấp