Bất ngờ tên gọi trước đây của cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Ít ai biết, gần 50 năm trước, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có tên gọi khác.
Thủ Tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn mở rộng đến năm 2050.
Kế hoạch không chỉ tập trung vào việc quy hoạch các cảng hàng không mới mà còn chú trọng đến việc cải tạo và nâng cấp các cảng hàng không hiện có. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng cảng hàng không trong giai đoạn 2021-2030 được ước tính lên tới 354.932 tỷ đồng.
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là một trong hai dự án quan trọng quốc gia trong kế hoạch. Dự kiến, Nội Bài sẽ được đầu tư thêm nhà ga T3 và mở rộng khu bay phía Bắc và phía Nam.
Tuy đã trở thành một tên tuổi quen thuộc đối với người dân trong nước và du khách quốc tế, ít ai biết rằng sân bay Nội Bài còn được gọi là sân bay Đa Phúc.
Sân bay quốc tế Nội Bài vốn là căn cứ không quân của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, sau đó được cải tạo để phục vụ cả mục đích quân sự và dân sự. Vào tháng 2/1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam quyết định thành lập sân bay quốc tế Nội Bài, và sân bay chính thức mở cửa đón chuyến bay quốc tế đầu tiên vào ngày 2/1/1978.
Nội Bài là tên làng một làng, được lấy làm tên gọi của cảng hàng không do phần lớn sân bay nằm tại địa phận làng này.
Sân bay quốc tế Nội Bài |
>> Bí ẩn tên gọi cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
Hiện nay, Nội Bài vẫn là cảng hàng không lớn nhất miền Bắc. Nhà ga T1 là nhà ga đầu tiên tại Việt Nam do các kỹ sư Việt Nam thiết kế. Nhà ga hành khách T2, được thiết kế và thi công bởi Nhật Bản với nguồn vốn ODA Nhật Bản, đã được khánh thành vào năm 2015.
Nội Bài sở hữu hai tháp chỉ huy, trong đó có một tháp cao 90m, là tháp chỉ huy không lưu cao nhất Đông Dương.
Theo kế hoạch, Nội Bài sẽ đầu tư thêm nhà ga T3 và mở rộng khu bay phía Bắc và phía Nam với tổng vốn đầu tư 96.599 tỷ đồng. Nguồn vốn sẽ được huy động từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn ngoài ngân sách. Dự kiến, diện tích đất quy hoạch của cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ đạt 1.500ha vào năm 2030 và mở rộng lên 2.230ha vào năm 2050.
>> Lộ diện cảng hàng không được ưu tiên ‘rót thêm’ nhiều tiền nhất ngoài Long Thành
Lộ diện vị trí đề xuất các cảng hàng không tiềm năng
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được ‘rót’ thêm 96.600 tỷ đồng để đầu tư nhà ga T3 và 2 khu bay