Bí ẩn tên gọi cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
Cũng như cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tên gọi Tân Sơn Nhất cũng có một câu chuyện riêng.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là sân bay lớn nhất tại Việt Nam về cả quy mô và công suất. Với diện tích tổng cộng 791ha, sân bay này có khả năng đón tiếp 28 triệu lượt khách mỗi năm, vượt qua cả Nội Bài (20–25 triệu lượt) và Đà Nẵng (13 triệu lượt)
Nguồn gốc tên gọi Tân Sơn Nhất
Tân Sơn Nhất đã trở thành cái tên quen thuộc không chỉ với người dân Việt Nam mà còn với du khách quốc tế. Cũng giống như cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tên gọi Tân Sơn Nhất mang trong mình câu chuyện lịch sử riêng.
Sân bay này được xây dựng vào những năm 1930 với mục đích phục vụ quân sự trong thời kỳ Pháp thuộc. Tên gọi Tân Sơn Nhất bắt nguồn từ làng Tân Sơn Nhứt, nơi phần lớn diện tích sân bay tọa lạc.
Làng Tân Sơn Nhứt, thuộc tổng Dương Hòa Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Sau này, dưới thời Pháp thuộc, tên làng vẫn giữ nguyên tên gọi và được phân vào quận Gò Vấp. Tân Sơn Nhất đã đón chuyến bay quốc tế đầu tiên vào năm 1933.
Trong quá khứ, quy hoạch quỹ đất dành cho Tân Sơn Nhất lên đến 3.600ha, lớn gấp ba lần diện tích sân bay Changi của Singapore.
Sau khi Việt Nam thống nhất, sân bay được xây dựng để phục vụ các chuyến bay quốc nội và quốc tế, nhưng diện tích đã giảm xuống còn khoảng 791ha như hiện nay; phần diện tích cũ khác trong quy hoạch ban đầu đã được xây dựng thành sân golf, khu thương mại và nhà ở...
Ảnh cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất |
>> Lộ diện cảng hàng không được ưu tiên ‘rót thêm’ nhiều tiền nhất ngoài Long Thành
Rót thêm 12.200 tỷ đồng vào sân bay Tân Sơn Nhất
Theo kế hoạch quy hoạch cảng hàng không Việt Nam giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050, Tân Sơn Nhất là một trong những dự án ưu tiên đầu tư. Dự kiến khoảng 12.233 tỷ đồng sẽ được rót vào năm 2021 đến 2025 để nâng cấp và cải tạo sân bay, nâng công suất thiết kế lên 50 triệu khách mỗi năm.
Trong khi đó, cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng đang được triển khai với nguồn vốn 87.200 tỷ đồng cho giai đoạn 2021-2025 và thêm 21.800 tỷ đồng cho giai đoạn 2025-2030, tổng cộng khoảng 109.000 tỷ đồng. Long Thành được thiết kế để đón tiếp 100 triệu hành khách mỗi năm.
>> Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được ‘rót’ thêm 96.600 tỷ đồng để đầu tư nhà ga T3 và 2 khu bay