Bất động sản

Bí ẩn công trình kỳ vĩ nhất thế giới xây dựng từ một loại cây ngàn năm không vỡ khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục

Ngọc Trà 03/12/2023 06:00

Thật bất ngờ loại cây sậy mỏng manh đã được người dân địa phương trộn lẫn đất sỏi để xây dựng công trình Vạn Lý Trường Thành từ hàng nghìn năm trước.

Vạn Lý Trường Thành không chỉ là một trong 7 kỳ quan thế giới, bức tường thành này còn chứa nhiều bí ẩn mà hậu thế vẫn chưa thể tìm hiểu hết. Trong những năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu nhằm giải mã những bí ẩn về việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành.

Empty

Trong số này, nhóm nhà khảo cổ học do tiến sĩ Robert Patalano ở Khoa khảo cổ, Viện Địa nhân chủng học Max Planck dẫn đầu đã có một khám phá quan trọng. Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Robert đã phân tích thực vật sử dụng để xây nhiều đoạn tường và tháp canh của Vạn lý Trường Thành ở tây bắc Trung Quốc.

Nhóm nghiên cứu phát hiện sự hiện diện của cây sậy trong số các nguyên vật liệu được dùng để xây dựng công trình kỳ vĩ này. Người xưa đã dùng các bó sậy có sẵn ở địa phương kết hợp với các mẩu gỗ rồi trộn lẫn với đất sỏi để xây Vạn lý Trường Thành.

Empty

Thông qua nhiều kỹ thuật, nhóm chuyên gia so sánh loại sậy cổ đại trong tường thành với những chủng cây hiện đại mọc ở tỉnh Cam Túc và Tân Cương. Kết quả cho thấy, phần lớn mẫu vật sậy cổ đại ở trạng thái bảo quản hoàn hảo.

>> Công trình nhà hát hơn 100 năm tuổi đậm kiến trúc Pháp tại TP HCM, 3 lần đổi tên mới về được tên gốc

Trên thực tế, thay vì được coi là một công trình xây dựng khổng lồ được xây trong một lần, Vạn Lý Trường Thành lại được 9 triều đại ở Trung Quốc xây dựng, sửa chữa và cải tạo trong suốt 2.300 năm.

Những viên gạch đầu tiên đặt tại Vạn Lý Trường Thành được cho là từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc (770 TCN – 221 TCN). Tuy nhiên, đến thời nhà Tần, sau khi thống nhất Trung Hoa, hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng đã cho nối lại tường thành cũ tại các nước và xây thêm trường thành, để ngăn chặn người Hung Nô xâm lấn.

Empty

Cho tới ngày nay, phần di tích còn lại của Vạn Lý Trường Thành chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh. Đây là triều đại đã xây dựng và tiến hành tu sửa công trình khổng lồ này trong suốt hơn 200 năm.

Vào năm 1987, Vạn Lý Trường Thành được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Theo National Geographic, dù có tổng chiều dài ước tính hàng ngàn dặm, nhưng đến nay, khoảng 30% diện tích của trường thành đã bị sụp đổ, cũng như xuống cấp theo thời gian do tác động của các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và ý thức của con người.

Theo Cục Quản lý Di sản văn hóa Trung Quốc (SACH), Vạn Lý Trường Thành có chiều dài 21.196,18 km. Theo đó, đây là kỳ quan nhân tạo dài nhất thế giới. Những đoạn đầu tiên của công trình này được xây dựng ngay từ thời Chiến quốc (475 trước Công nguyên - 221 trước Công nguyên) nhằm bảo vệ biên giới phía bắc của Trung Quốc.

Vạn Lý Trường Thành được xây dựng trong hơn 2.000 năm, trải dài trên 15 tỉnh, thành và khu tự trị của Trung Quốc gồm: Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Sơn Đông, Hà Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ và Tân Cương.

>> Cận cảnh Bệnh viện gần 100 tuổi đậm kiến trúc Pháp vừa được xếp hạng di tích ở TP.HCM

‘Vạn lý trường thành điện mặt trời’ dài 133km, lượng điện đủ để đáp ứng nhu cầu hàng năm của 'siêu đô thị' lớn hàng đầu Trung Quốc

Đồng nhân dân tệ đứng trước thách thức lớn, tiến trình phi USD hóa đụng phải 'Vạn Lý Trường Thành'?

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bi-mat-cong-trinh-ky-vi-nhat-the-gioi-xay-dung-tu-mot-loai-cay-say-ngan-nam-khong-vo-khien-hau-the-phai-nga-mu-than-phuc-d112422.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bí ẩn công trình kỳ vĩ nhất thế giới xây dựng từ một loại cây ngàn năm không vỡ khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục
    POWERED BY ONECMS & INTECH