Bí ẩn đằng sau ngôi chùa sừng sững giữa dòng sông dài nhất châu Á suốt 700 năm

19-03-2024 11:19|Hoàng Giang

Trải qua nhiều cơn bão kỷ lục, ngôi chùa này vẫn rất kiên cố, là minh chứng cho khả năng xây dựng tài tình của những người xưa.

Chùa Quan Âm Các là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng tọa lạc tại thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Chùa Quan Âm Các là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng tọa lạc tại thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

Chùa Quan Âm Các là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng tọa lạc tại thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

Theo ghi chép tại Bảo tàng Ngạc Châu, ngôi chùa này ban đầu là một ngôi đền thờ Bồ Tát tại lòng sông Trường Giang, nhưng đã bị cuốn trôi bởi những trận lũ lụt dữ dội. Vào khoảng năm 1345, trong thời nhà Nguyên, ngôi chùa được tái xây dựng và tu bổ, chính thức mang tên Quan Âm Các. Đặc biệt, đây là ngôi chùa duy nhất được xây trên sông Trường Giang, con sông dài nhất châu Á với chiều dài gần 6.300km.

Đây là ngôi chùa duy nhất được xây trên sông Trường Giang, con sông dài nhất châu Á với chiều dài gần 6.300km

Đây là ngôi chùa duy nhất được xây trên sông Trường Giang, con sông dài nhất châu Á với chiều dài gần 6.300km

Đáng kinh ngạc hơn, mặc dù hàng năm sông Trường Giang gặp phải những trận lũ lụt kinh hoàng nhưng Quan Âm Các vẫn trụ vững giữa dòng nước chảy xiết. Điều này đã làm cho người dân Ngạc Châu coi đây như biểu tượng của sự kiên cường, là minh chứng cho khả năng xây dựng tài tình của những người xưa.

Quan Âm Các vẫn trụ vững trước những trận bão lũ kỷ lục

Quan Âm Các vẫn trụ vững trước những trận bão lũ kỷ lục

Ngôi chùa này cao 2 tầng, có nhiều cửa nhỏ được sơn màu trắng và mái phủ rêu phong. Diện tích tổng thể của chùa chỉ khoảng 300m2, với chiều dài 24m, chiều rộng 10m và chiều cao 14m.

Từ cấu trúc cân đối, kiến trúc tinh tế đến hành lang uốn khúc và mái hiên đôi, tất cả đều thể hiện nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc dân gian ở vùng Giang Nam, là sự kết hợp của ba truyền thống tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

Empty
Chùa có 2 tầng, tổng diện tích khoảng 300m2, với chiều dài 24m, chiều rộng 10m và chiều cao 14m

Chùa có 2 tầng, tổng diện tích khoảng 300m2, với chiều dài 24m, chiều rộng 10m và chiều cao 14m

Nhìn từ trên cao, Quan Âm Các như đang đứng chênh vênh giữa dòng sông nhưng thực tế phần móng của ngôi chùa này vô cùng vững chắc. Đây chính là bí mật giúp cho ngôi chùa cổ này tồn tại qua nhiều thập kỷ, vượt qua dòng nước lũ chảy xiết liên tục mỗi năm.

Nhìn từ trên cao, Quan Âm Các như đang đứng chênh vênh giữa dòng sông

Nhìn từ trên cao, Quan Âm Các như đang đứng chênh vênh giữa dòng sông

Cụ thể, phần móng của Quan Âm Các là khối đá Long Bàn, có cấu trúc hình vòng cung. Đặc điểm này giúp giảm lực của nước tác động lên ngôi chùa, đồng thời điều tiết dòng chảy của sông Trường Giang.

Phần móng của ngôi chùa này vô cùng vững chắc

Phần móng của ngôi chùa này vô cùng vững chắc

Bên cạnh đó, bức tường đá ở phía ngoài Quan Âm Các được xây dựng đơn giản, toàn bộ có hình tam giác. Khi nước lũ đến, bức tường này sẽ chịu trọng lực của dòng nước cuồn cuộn, giúp giảm áp lực lên khu vực phía sau bức tường.

Ngôi chùa được coi như biểu tượng của sự kiên cường, là minh chứng cho khả năng xây dựng tài tình của những người xưa

Ngôi chùa được coi như biểu tượng của sự kiên cường, là minh chứng cho khả năng xây dựng tài tình của những người xưa

Vào ngày 14/7/2020, khi mực nước sông Trường Giang dâng cao, Quan Âm Các đã bị ngập tới tầng 2, chỉ còn lộ ra phần bức tường trắng ngói xanh. Với cấu trúc theo hình rồng cuộn, khi nước lũ dâng cao, ngôi chùa này trông như một con rồng hung mãnh phun nước.

Trong suốt 700 năm, ngôi chùa đã phải đối mặt với rất nhiều cơn bão lớn

Trong suốt 700 năm, ngôi chùa đã phải đối mặt với rất nhiều cơn bão lớn

"Đây không phải là lần đầu tiên Quan Âm Các phải chịu trận lụt lớn," Giám đốc Bảo tàng Ngạc Châu Tần Song Lâm khẳng định trong trận lũ nghiêm trọng năm 2020.

Không chỉ được coi là "công trình kiên cường nhất thế giới", tại Ngạc Châu, Quán Âm Các còn được nhiều người dân ví như một bộ đo mực nước. Các cụ già ở đây thường dựa vào mực nước tại chùa để dự đoán mức độ nguy hiểm khi mưa lũ xảy ra.

Vào năm 2006, Quan Âm Các được công nhận là di sản văn hóa trọng điểm quốc gia của Trung Quốc và được nhà nước bảo vệ

Vào năm 2006, Quan Âm Các được công nhận là di sản văn hóa trọng điểm quốc gia của Trung Quốc và được nhà nước bảo vệ

Vào năm 2006, Quan Âm Các được công nhận là di sản văn hóa trọng điểm quốc gia của Trung Quốc và được nhà nước bảo vệ. Ngôi chùa này là điểm đến của nhiều kiến trúc sư hiện đại để nghiên cứu và học hỏi vì kiến trúc độc đáo và khả năng tồn tại qua thời gian.

Ngôi chùa này là điểm đến của nhiều kiến trúc sư hiện đại để nghiên cứu và học hỏi vì kiến trúc độc đáo và khả năng tồn tại qua thời gian

Ngôi chùa này là điểm đến của nhiều kiến trúc sư hiện đại để nghiên cứu và học hỏi vì kiến trúc độc đáo và khả năng tồn tại qua thời gian

Mặc dù hiện tại ngôi chùa này không mở cửa đón khách tham quan nhưng vẫn có nhiều người tò mò đến Ngạc Châu để có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng và khám phá công trình độc đáo này.

>> Ngôi chùa cổ nằm trên pháp trường phong kiến, từng là nơi mai táng hàng nghìn liệt sĩ ngay giữa lòng đô thị lớn nhất Việt Nam

Ngôi chùa cổ nằm trên pháp trường phong kiến, từng là nơi mai táng hàng nghìn liệt sĩ ngay giữa lòng đô thị lớn nhất Việt Nam

Hàng trăm báu vật đã được khai quật trong tàn tích của một ngôi chùa, ít nhất 1.500 tuổi

Cận cảnh bức tượng nghìn năm tuổi là bảo vật quốc gia của Việt Nam, được cả Pháp, Mỹ mượn để trưng bày

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bi-an-dang-sau-ngoi-chua-sung-sung-giua-dong-song-dai-nhat-chau-a-suot-700-nam-d118371.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bí ẩn đằng sau ngôi chùa sừng sững giữa dòng sông dài nhất châu Á suốt 700 năm
POWERED BY ONECMS & INTECH