Công nghệ

Bí ẩn tảng đá 4.000 năm tuổi được cắt đôi thẳng tắp từ thời cổ đại

Nhật Linh 09/04/2024 16:00

Tảng đá nằm trên hai bệ đỡ tự nhiên, tạo cảm giác như đang lơ lửng ở một tư thế hoàn hảo và cân bằng với nhau.

Trên thế giới vẫn còn tồn tại nhiều khối đá mang theo nhiều bí ẩn chưa được làm sáng tỏ. Một trong số đó là khối đá tự nhiên Al Naslaa, nằm tại ốc đảo Tayma, Arab Saudi.

Tảng đá sa thạch này đã được phát hiện từ thế kỷ 19 bởi một nhà khảo cổ học người Mỹ. Nó được chia thành hai nửa với đường cắt sắc bén, hoàn hảo đến khó tin. Quan hàng nghìn năm lịch sử, chúng vẫn duy trì sự ổn định, vững chắc trên một chân đế rất nhỏ. Mỗi nửa của khối đá cao khoảng 9m, rộng khoảng 7,5m, với trọng lượng lên đến hàng trăm tấn.

Khối đá tự nhiên Al Naslaa được chia thành hai nửa với đường cắt sắc bén, hoàn hảo đến khó tin

Khối đá tự nhiên Al Naslaa được chia thành hai nửa với đường cắt sắc bén, hoàn hảo đến khó tin

Khối đá Al Naslaa còn là một minh chứng về nghệ thuật khắc đá thuộc hàng đẹp nhất thế giới. Hình ảnh của ngựa Arab, dê núi Alps và con người đều xuất hiện trên bề mặt của khối đá cự thạch này. Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác hình khắc được tạo ra khi nào, nhưng Al Naslaa được ước lượng có niên đại hơn 4.000 năm.

Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác hình khắc được tạo ra khi nào, nhưng Al Naslaa được ước lượng có niên đại hơn 4.000 năm

Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác hình khắc được tạo ra khi nào, nhưng Al Naslaa được ước lượng có niên đại hơn 4.000 năm

Theo tài liệu cổ, ốc đảo Tayma tồn tại từ thế kỷ VIII TCN. Các ký tự và hình vẽ trên tảng đá đề cập đến Tayma như một phần của mạng lưới đường bộ quan trọng, nối liền biển Đỏ của bán đảo Ả Rập với thung lũng sông Nile.

Sự chia cắt của khối đá tạo ra bề mặt phẳng hoàn hảo, với khoảng cách đều nhau đến hàng milimet, giống như được cắt bằng công nghệ laser

Sự chia cắt của khối đá tạo ra bề mặt phẳng hoàn hảo, với khoảng cách đều nhau đến hàng milimet, giống như được cắt bằng công nghệ laser

Sự chia cắt của khối đá tạo ra bề mặt phẳng hoàn hảo, với khoảng cách đều nhau đến hàng milimet, giống như được cắt bằng công nghệ laser. Điều này khiến người ta kinh ngạc, vì công nghệ laser chỉ mới được biết tới từ những năm 1960 của thế kỷ 20.

Có một số giả thuyết xoay quanh về đường cắt chính giữa tảng đá Al Naslaa. Một trong những giả thuyết đó cho rằng, ban đầu, tảng đá ở phía trên bị đứt gãy và đường cắt được tạo ra do sự dịch chuyển của mặt đất bên dưới, dẫn đến việc tách đôi ở điểm yếu nhất. Vết nứt xuất phát từ đây, sau đó trở thành một loại "đường hầm" cho gió cát sa mạc thổi qua bề mặt. Trong hàng nghìn năm, những hạt cát bay qua khe hở này có thể mài mòn vết nứt, tạo ra một bề mặt trơn nhẵn tuyệt đối.

Có nhiều giả thuyết xoay quanh về đường cắt chính giữa tảng đá Al Naslaa

Có nhiều giả thuyết xoay quanh về đường cắt chính giữa tảng đá Al Naslaa

Một giả thuyết khác là sự biến đổi theo chu kỳ của quá trình đóng băng và tan chảy có thể tạo ra các vết nứt trên tảng đá sa thạch. Theo giả thuyết này, vào thời kỳ cổ đại, khi nước thấm vào các vết nứt nhỏ trên tảng đá và đá này vẫn còn liền nhau, quá trình phong hóa theo chu kỳ kết đông - tan chảy đã xảy ra. Phần nước này sau đó có thể đóng băng trong các vết nứt. Khi thời kỳ lạnh giá kết thúc, băng tại các vết nứt sẽ rã đông và tan chảy, tạo ra các khe hở theo đường thẳng hoàn hảo, chia đôi tảng đá.

Còn về phần bệ nâng đỡ tảng đá, đó là một hiện tượng khá phổ biến ở vùng sa mạc, đôi khi được gọi là đá nấm do hình dạng của chúng. Thường là kết quả của quá trình phong hóa do gió thổi nhanh hơn gần mặt đất, gây ra sự mài mòn lớn hơn, hoặc do hoạt động băng hà khi đá di chuyển để cân bằng trên một khối đá khác.

Khối đá khổng lồ này là điểm đến thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới

Khối đá khổng lồ này là điểm đến thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới

Khác với mặt trước, mặt sau của khối đá Al Naslaa không được phẳng. Mặc dù có những nghi vấn như đã được đề cập, nhưng đến nay, khối đá khổng lồ này vẫn là điểm đến thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.

>> Ngôi làng kỳ lạ xây bằng gạch bùn, nằm trên khối đá cao 150m, dân cư chỉ khoảng 17 người

Những bí ẩn về rãnh đại dương sâu nhất hành tinh: Nơi sâu nhất lên đến 10.935m, có khả năng ‘nuốt chửng’ 3 tỷ tấn nước biển mỗi năm và làm chậm tốc độ dâng của nước biển

Phát hiện ‘khu rừng mộ đá’ dựng đứng hơn 400 tuổi giữa trời mây xứ Mường và bí ẩn chôn cất theo muôn vàn vật báu

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bi-an-tang-da-4000-nam-tuoi-duoc-cat-doi-thang-tap-tu-thoi-co-dai-d120005.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bí ẩn tảng đá 4.000 năm tuổi được cắt đôi thẳng tắp từ thời cổ đại
    POWERED BY ONECMS & INTECH