Bí ẩn trên dòng sông 6.650km dài nhất thế giới: Hàng nghìn năm nỗ lực tìm nguồn nhưng chưa thể có lời giải
Hành trình tìm kiếm nơi bắt đầu của sông Nile đã làm đau đầu các nhà thám hiểm trong suốt hàng ngàn năm.
Sông Nile thuộc địa phận châu Phi, có độ dài lên tới 6.650km, đi qua hai nhánh chính xích đạo Đông Phi và Ethiopia, chảy ngang qua Ai Cập rồi cuối cùng đổ ra biển Địa Trung Hải.
Tính tới thời điểm hiện tại, nó được ghi nhận là con sông dài nhất thế giới. Và sông Nile cũng là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại - nền văn minh Ai Cập cổ đại. Là một phần của lịch sử, trải qua chiều dài hàng nghìn năm, sông Nile hiện nay vẫn là "nhân chứng sống" cho sự phát triển của loài người.
Tưởng chừng là một câu hỏi đơn giản, nhưng đâu là điểm bắt đầu của con sông dài nhất trên hành tinh đã khiến giới khoa học bối rối trong suốt hàng ngàn năm. Ngay cả đến ngày nay, trong thời đại của vệ tinh và vũ trụ, câu hỏi hóc búa này vẫn không đơn giản.
Người La Mã cổ đại có câu tục ngữ "Nili caput quaerere", tiếng Latinh có nghĩa là: "Tìm kiếm khởi nguồn sông Nile". Nó được sử dụng để mô tả một nỗ lực bất khả thi, cũng như phấn đấu cho điều không thể đạt được, tới mức gần như không thể.
Không ngại thử thách, người La Mã từng cố gắng truy tìm nguồn sông Nile trong một Với sự giúp đỡ của những người dẫn đường Ethiopia, một nhóm nhỏ cận vệ của hoàng đế đã đi dọc theo sông Nile, tới vùng đất bí ẩn thuộc châu Phi.
Không rõ cuộc truy tìm kết thúc ở đâu, nhưng theo lời kể, nhóm cận vệ đã tới một vùng nước lớn và tin rằng đó là nguồn. Một số người cho rằng nơi này là một hẻm núi gần Juba, Nam Sudan, ngày nay. Số khác lại nghĩ họ đã đi xa hơn về phía nam, tới gần thác Murchison ở Uganda.
Dù là địa điểm nào, nhóm cận vệ cũng thất bại trong việc giải quyết bí ẩn. Hoàng đế Nero chết do tự sát vào năm 68, và có vẻ nhiệm vụ cũng bị loại bỏ sau khi người La Mã loại trừ khả năng vượt qua Ai Cập, xâm lược châu Phi sâu hơn.
Trước người La Mã, người Ai Cập cổ đại cũng rất muốn tìm ra nguồn gốc của sông Nile, đặc biệt là khi nền văn minh này dựa vào nước sông Nile để nuôi dưỡng đất và làm tuyến đường vận chuyển. Theo lời kể, người Ai Cập đã lần theo sông Nile đến tận thủ đô Khartoum, Sudan. Một chuyến thám hiểm do pharaoh Ptolemy II Philadelphus (cai trị Ai Cập vào thế kỷ 3 trước Công nguyên) chỉ đạo đã xác định sông Nile Xanh có thể bắt nguồn từ vùng núi của Ethiopia.
Việc tìm hiểu sông Nile Xanh đã đi đúng hướng, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy người Ai Cập cổ đại từng khám phá một mảnh ghép quan trọng khác của câu đố: sông Nile Trắng.
Mãi tới năm 1996, Christopher Ondaatje - nhà thám hiểm kiêm doanh nhân nổi tiếng, đã thực hiện một chuyến đi lịch sử qua Châu Phi để xác định nguồn gốc của sông Nile.
Chuyến đi đã giúp ông lần đầu tiên khám phá ra rằng nước từ Hồ Victoria chảy vào Hồ Albert qua 2 con sông, là sông Kagera và sông Semliki. Đây cũng là 2 trong số một chuỗi các hồ lớn, được gọi là Hồ Lớn châu Phi.
Sau khi lần theo 2 con sông này, Christopher tiếp tục phát hiện một nhánh nhỏ, gọi là sông Nile Trắng, bắt nguồn trực tiếp từ sông Kagera và sông Semliki. Điều này được ông ghi lại trong cuốn nhật ký của mình.
Rõ ràng, sông Nile không có một nguồn duy nhất, và nó được nuôi dưỡng thông qua một hệ thống phức tạp gồm các con sông và các vùng nước khác nhau.
Dù vậy, theo Iflscience, câu trả lời chính xác cho tới nay là sông Nile có 2 nguồn chính: Một là sông Nile Xanh từ Ethiopia, nơi đóng góp 2/3 tổng lượng nước sông, và một nhánh còn lại là sông Nile Trắng, chảy từ các Hồ Lớn châu Phi.