Cuộc đời nhà vật lý Thúc Tinh Bắc, Trung Quốc gặp rất nhiều bi kịch, thậm chí còn bị tước quyền giảng dạy trong hơn 20 năm.
Là người học cao, hiểu rộng
Giáo sư Thúc Tinh Bắc sinh năm 1907, tại Giang Tô, Trung Quốc. Ông sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình danh giá nên được đầu tư sự nghiệp học hành đến nơi đến chốn. Từ nhỏ, ông Thúc Tinh Bắc đã nổi tiếng là 1 người thông minh, hiểu rộng. Năm 17 tuổi, ông đã tốt nghiệp cấp 3 trong sự ngỡ ngàng và nể nang của nhiều người.
Sau khi tốt nghiệp THPT, Thúc Tinh Bắc từng theo học 2 ngôi trường. Ban đầu ông học tại Đại học Chiết Giang nhưng sau đó lại gắn bó với Đại học Sơn Đông vì cảm thấy phương pháp dạy học ở trường cũ có nhiều vấn đề. Đây cũng là "cái nôi" thúc đẩy niềm đam mê với vật lý của Thúc Tinh Bắc. Tới năm 1926, ông quyết định sang Đại học Baker (Mỹ) du học chuyên ngành vật lý. Tại đây, ông được tiếp xúc với rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm liên quan tới lĩnh vực mình theo đuổi.
Thúc Tinh Bắc là người nổi tiếng học giỏi, thông minh. Ảnh: Internet
Tới năm 21 tuổi, Thúc Tinh Bắc chính thức nhận được bằng tốt nghiệp đại học. Ông học lên thạc sĩ ở Đại học Edinburgh và nhận được sự hỗ trợ hết mình của 2 nhà khoa học C. G. Darwin và E. I. Whittaker. Hai người này cũng có vai trò quan trọng trong thời gian ông Thúc Tinh Bắc bảo vệ luận án.
Năm 1930, nhà vật lý này thường xuyên tới các trường đại học, viện nghiên cứu để nghiên cứu và hoàn thành các luận văn. Sau khi nhận bằng thạc sĩ, Thúc Tinh Bắc quyết định trở về quê hương lập gia đình.
Trở thành giáo sư khi mới 28 tuổi
Tuy đã là người có gia đình nhưng ông chưa bao giờ bỏ quên đam mê nghiên cứu. Tới năm 1932, ông được bổ nhiệm làm phó Giáo sư vật lý ở Đại học Chiết Giang. Sau đó 3 năm, khi mới 28 tuổi Thúc Tinh Bắc đã trở thành Giáo sư vật lý qua nhiều thử thách và quá trình học tập vất vả.
Không chỉ giảng dạy, Giáo sư họ Thúc còn tham gia vào quá trình nghiên cứu. Thời đó ông đã có mặt trong nhóm những người nghiên cứu về laser, rader, máy bay không người lái... nhằm mục đích phục vụ cho quân đội. Giáo sư họ Thúc vẫn luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Ông luôn là Giáo sư mà nhiều người đời nể phục, ngưỡng mộ về trình độ. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, năm 1952, ông bị chuyển công tác, phải làm việc tại Đại học Sơn Đông. Là người có năng lực, tài giỏi hơn người nên nhiều người nghĩ rằng ông Thúc Tinh Bắc sẽ có sự nghiệp tỏa sáng, vững chãi. Thế nhưng đây chính là thời gian ông bắt đầu vướng vào những bi kịch cuộc đời.
Bị tước quyền dạy học nhưng không bỏ cuộc
Khi công tác tại Đại học Sơn Đông, ông Thúc Tinh Bắc nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất đồng với hiệu trưởng trường. Vì vậy, vị Giáo sư này bất ngờ bị tước quyền giảng dạy. Ông bị đẩy đi lao động chân tay, dọn vệ sinh... thay vì dạy học và nghiên cứu.
Khoảng 18 năm trời, vị Giáo sư lỗi lạc phải "vùi mình" ở trường học để lao động chân tay. Tuy vậy, ông không thù ghét bất cứ ai, cũng không bỏ cuộc mà luôn thầm lặng nghiên cứu những vấn đề mình quan tâm. Ngày ngày ông chăm chỉ đọc sách, đưa ra những nghiên cứu thú vị dù chẳng còn vị thế như xưa.
Vào năm 1978, người đàn ông này mới được chuyển về Viện Nghiên cứu Hải dương học 1 để công tác. Sau nhiều năm lặng thầm nghiên cứu và học hỏi, kiến thức cũng như khả năng của vị Giáo sư này không bị sụt giảm. Ngược lại, ông nhanh chóng bắt nhịp được với môi trường mới và trở thành người giỏi giang, thông tuệ.
Ông mất gần 20 năm rời xa sự nghiệp dạy học. Ảnh: Internet
Vốn nổi tiếng là người giỏi nghiên cứu, vị Giáo sư vật lý này còn đóng góp nhiều chất xám cho Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Năm 76 tuổi, ông qua đời vì tuổi cao sức yếu. Dù đã qua đời nhiều năm nhưng tên tuổi của vị Giáo sư này vẫn khiến nhiều thế hệ sau nể phục. Ông cũng truyền động lực cho thế hệ trẻ về sự nỗ lực cống hiến trong âm thầm, không cần phô trương cho bất kỳ ai.