Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định, trong cả 2 kịch bản, Việt Nam đều thiếu điện (công suất đỉnh) trong các tháng cuối mùa khô - đầu mùa lũ và lượng công suất thiếu có xu hướng tăng dần trong các năm sau (giai đoạn từ 2022 - 2025).
Dẫn nguồn TTXVN, Bộ Công Thương vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương nhập khẩu điện và phương án đấu nối các nhà máy thủy điện từ Lào về Việt Nam trước dự báo nguy cơ thiếu nguồn điện tại miền Bắc.
Dẫn các báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương cho biết, EVN đã tính toán cân đối công suất miền Bắc trong giai đoạn 2022 - 2025 để đánh giá khả năng cung ứng điện theo các kịch bản tăng trưởng công suất đỉnh.
Cụ thể với kịch bản cơ sở, nhu cầu công suất đỉnh hệ thống điện miền Bắc tăng trưởng bình quân khoảng 9,5%/năm trong giai đoạn 2022 - 2025.
Với kịch bản cao, nhu cầu công suất đỉnh hệ thống điện miền Bắc có thể tăng trưởng bình quân khoảng 11%/năm trong giai đoạn 2022 - 2025.
EVN khẳng định trong các kịch bản đều thiếu công suất đỉnh trong các tháng cuối mùa khô, đầu mùa lũ (các tháng 5, 6, 7) và lượng công suất thiếu có xu hướng tăng dần trong các năm sau (thiếu hụt nhiều nhất khoảng hơn 7.600 MW vào năm 2025 ở kịch bản cao).
Đối với khu vực miền Bắc, do công suất nguồn được bổ sung trong giai đoạn tới luôn thấp hơn so với tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện nên việc đảm bảo cung cấp điện ngày càng khó khăn, có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt công suất đỉnh vào các tháng cao điểm nắng nóng (từ tháng 5 - 7).
"Như vậy, việc tăng cường nhập khẩu điện từ Lào là cần thiết, đặc biệt là khu vực miền Bắc, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện Việt Nam giai đoạn 2022 - 2025 cũng như các năm sau 2025", Bộ Công Thương đánh giá.
Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện từ 5 dự án/cụm nhà máy thủy điện đã có đề xuất giá bán điện và thỏa thuận phương án đấu nối giữa các chủ đầu tư với tổng công suất 705,5 MW bán toàn bộ sản lượng điện phát của các dự án về Việt Nam.
5 dự án/cụm nhà máy thủy điện bao gồm: Nam Ou 5 (240 MW), Nam Ngum 4 (240 MW), Nam Chiane (104 MW), Cụm nhà máy thủy điện khu vực Nam Mo (Nam Mo 2A - 15 MW, Nam Pung - Nam Kiao - 20 MW, Nam Say - Nam Boak - Nam Yeim - 29 MW, Nam Pheuk - 20 MW, Nam Pheuk 2 - 15 MW), Hoauy Kaoban - 22,5 MW.
Triển vọng ngành điện những tháng cuối năm 2022?
Từ nay đến 2030, tình hình nhập khẩu điện của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng. Viện năng lượng (Bộ Công Thương) dự báo, Việt Nam dự kiến sẽ nhập khẩu từ Lào (14 GW), từ Trung Quốc (3,8 GW) và từ Campuchia (4 GW).
Lượng điện nhập khẩu chủ yếu cung cấp cho khu vực Bắc Trung Bộ, sau đó đến Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Những khu vực này, theo dự báo đến 2025 sẽ thiếu điện phải chuyển điện từ miền Nam ra Bắc và nhập khẩu. Lý do phải gia tăng nhập khẩu điện vì các dự án thủy điện gặp khó hơn do nguồn nước thiếu vì khô hạn.
Phân tích của Viện năng lượng cho thấy, Trung Quốc đang dư nguồn điện ở phía Nam nước này. Đến 2025, Trung Quốc có tới 150 GW điện dư thừa.
Lào dự kiến sẽ xuất khẩu sang Việt Nam 6,2 GW và có thể gia tăng sản lượng. Campuchia bên cạnh nhập khẩu một phần nhỏ điện từ Việt Nam (khoảng 0,25GW) cũng sẽ xuất khẩu ngược sang Việt Nam tùy thời điểm.
"Sức khỏe" các doanh nghiệp điện trong nước hiện ra sao?
Trong quý II/2022, trái ngược với những khoản lãi khủng của doanh nghiệp nhóm thủy điện, giá than và khí đốt tăng cao tiếp tục bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp nhiệt điện. Tới đây, nhóm này cũng sẽ phải đối mặt với những vấn đề mới.
Theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống trong 6 tháng đầu năm đạt 133,11 tỷ kWh - tăng 3,8% so với cùng kỳ trong đó thủy điện đóng góp 41,58 tỷ kWh (31,2%); nhiệt điện than 55,79 tỷ kWh (41,8%); tua bin khí 15,22 tỷ kWh (11,4%); năng lượng tái tạo 19,2 tỷ kWh (14,4%) và điện nhập khẩu 1,32 tỷ kWh (1%).
Dù đóng góp sản lượng điện ít hơn nhiệt điện than trong 6 tháng đầu năm song hầu hết các doanh nghiệp thủy điện lại ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt hơn nhờ điều kiện thủy văn tích cực trong khi nhiệt điện than lại gặp khó do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Dù vậy, vẫn có những ngoại lệ. Chi tiết
Bà chủ Xuyên Việt Oil khai về cuộc gọi với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương
Giá xăng dầu tiếp tục giảm đồng loạt, về mức 20.520 đồng/lít