Tỉnh đang phấn đấu tập trung linh hoạt các giải pháp, phấn đấu sang quý II hoặc quý III/2025 có thể khởi công dự án này.
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc, kết hợp công bố quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Phú Thọ, Bộ trưởng Bộ KH & ĐT Nguyễn Chí Dũng đã thông tin tình hình triển khai một số dự án quan trọng, liên kết vùng, trong đó quan trọng nhất là Cảng hàng không Sa Pa.
Bộ trưởng cho biết, dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1. Dự án chưa lựa chọn được nhà đầu tư. Tỉnh Lào Cai đang điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án để tăng vốn ngân sách Nhà nước tham gia vào dự án.
Hình ảnh 3D dự án Cảng Hàng không Sa Pa
>> Cao tốc 2 làn xe sắp được 'định danh' bằng một cái tên mới hoàn toàn?
Vào tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về chủ trương đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa. Cảng hàng không Sa Pa định hướng đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C (theo phân cấp của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế -ICAO) và sân bay quân sự cấp II.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 6.948 tỷ đồng, phân kỳ làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2021, gồm công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư, xây dựng một phần cảng hàng không; thực hiện theo hình thức đầu tư công. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 4.183 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 từ sau năm 2028, xây dựng cảng hàng không theo hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT). Tổng mức đầu tư 2.765 tỷ đồng.
Tỉnh đang phấn đấu tập trung linh hoạt các giải pháp, phấn đấu sang quý II hoặc quý III/2025 có thể khởi công.
Thị xã Sa Pa được thành lập ngày 1/1/2020 trên cơ sở toàn bộ diện tích 681km2 và dân số 66.600 người. Thị xã nằm trọn trên dãy núi Hoàng Liên với độ cao trung bình 1.500-1.800m so với mực nước biển, đây là thị xã cao nhất Việt Nam. Với Cảng Hàng không Sa Pa được xây dựng để thực hiện mục tiêu của tỉnh Lào Cai là đưa Sa Pa trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế.
Địa phương có Cảng hàng không tư nhân đầu tiên: Sẽ được phát triển một hệ thống sân bay các loại
'Lên đời' cảng hàng không quốc tế đầu tiên tại Tây Nguyên: Sẽ là sân bay cấp 4E, quy mô đến 340ha