BRICS sẽ sớm thực hiện cơ chế tài chính độc lập với phương Tây
Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đặt mục tiêu xây dựng cơ chế tài chính riêng để phát triển kinh tế trong bối cảnh đối mặt nhiều thách thức địa chính trị toàn cầu.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 31/5 cho biết, các bộ trưởng Ngoại giao BRICS sẽ tiếp tục nỗ lực để thiết lập một cơ chế tài chính riêng của nhóm không phụ thuộc vào phương Tây.
“Theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo BRICS tại hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg của Nam Phi vào năm ngoái, các bộ trưởng ngoại giao trong khối đang xúc tiến kế hoạch xây dựng các cơ chế đa phương không phụ thuộc vào các hành động bất hợp pháp của phương Tây” - ông Lavrov nói tại cuộc họp của Hội đồng Kinh doanh thuộc Bộ Ngoại giao Nga hôm 31/5.
Theo Ngoại trưởng Nga, các nước BRICS đặt mục tiêu xây dựng một cơ chế tài chính riêng để phát triển kinh tế trong bối cảnh đối mặt nhiều thách thức địa chính trị toàn cầu.
Ông Lavrov lưu ý thêm: “Kế hoạch đầy tham vọng trên đã được các ngân hàng trung ương và bộ tài chính thực hiện. Bên cạnh đó, bộ ngoại giao BRICS cũng tham gia tích cực vào nhiệm vụ này”
Hồi tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Lavrov cho biết, Mỹ cùng với các quốc gia phương Tây khác đã bày tỏ lo ngại về khả năng BRICS thành lập các cơ chế tài chính của riêng mình.
Cuối tháng 2, đa số các nước BRICS đều ủng hộ ý tưởng thành lập cơ chế thanh toán tài chính quốc tế độc lập cũng như việc từ bỏ đồng USD và chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ của các nước thành viên.
BRICS ban đầu bao gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Vào đầu năm nay, khối đã kết nạp thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Trong năm ngoái, nhóm BRICS đã tìm cách giảm sự phụ thuộc quốc tế vào đồng USD. Mong muốn đó đã được đáp ứng bằng những nỗ lực phi USD hóa của các nước thành viên ngày càng tăng và các cuộc thảo luận về việc tạo ra đồng tiền chung của khối.
Hiện tại, kế hoạch đầy tham vọng này đang có những tiến triển khi đồng tiền chung BRICS có thể sẵn sàng trở thành nhân tố thay đổi cuộc chơi tài chính toàn cầu vào năm 2024, theo trang Watcher.guru.
Trong tháng này, các thành viên BRICS là Nga và Iran tuyên bố sẽ bắt đầu sử dụng đồng tiền BRICS ngay trong ngày ra mắt và loại bỏ đồng USD trong giao dịch. Hiện cả Moscow và Tehran đều đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Mỹ, vì vậy hai nước này mong muốn giảm phụ thuộc đồng USD.
BRICS mở rộng chiếm khoảng 30% nền kinh tế toàn cầu và dân số khoảng 3,5 tỷ người, tương đương 45% tổng dân số thế giới. Nhóm BRICS cũng nắm giữ hơn 40% sản lượng dầu của thế giới.
BRICS ban đầu bao gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Vào đầu năm nay, khối đã kết nạp thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Có 15 quốc gia khác cũng đã phát tín hiệu muốn gia nhập khối, trong đó có Bahrain, Belarus, Cuba, Kazakhstan, Pakistan, Senegal và Venezuela.
Trung Quốc, Nga và hàng loạt quốc gia BRICS đang 'quật ngã' sự thống trị của đồng USD như thế nào?
Trung Quốc, Nga và hàng loạt quốc gia BRICS đang 'quật ngã' sự thống trị của đồng USD như thế nào?
Láng giềng Việt Nam trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên nộp đơn gia nhập BRICS