Các dự án giao thông xây dựng đồng thời quy hoạch dự án khác thì nguồn tiền thu được từ sử dụng đất, địa tô chênh lệch là không ít, thậm chí có khi còn thừa tiền để làm đường, đặc biệt là các dự án đường đô thị.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, trong tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra còn bỏ lọt yếu tố quan trọng là thu từ địa tô chênh lệch. Khi có đường cao tốc sẽ có các dự án đô thị, khu công nghiệp, thậm chí cho thuê mặt bằng ăn theo nên cần tính toán, quy hoạch nhanh.
Theo tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, Dự án vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,34km đi qua địa phận TP.HCM (47,51km); Đồng Nai (11,26km); Bình Dương (10,76km); Long An (6,81km). Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 75.378 tỷ đồng, bao gồm 38.741 tỷ từ ngân sách trung ương và 36.637 tỷ ngân sách địa phương.
Đại biểu Lê Thanh Vân, đoàn Cà Mau đánh giá cao việc Chính phủ trình Quốc hội 5 dự án giao thông trọng điểm, trong đó 2 dự án đường Vành đai 3 TP.HCM và đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô. Tuy nhiên, đại biểu bày tỏ lo ngại về tiến độ, theo đó, tất cả các dự án đều lấy năm 2022 là năm chuẩn bị dự án, trong khi, từ nay đến hết năm 2022 không còn nhiều.
Về thu hồi vốn, đại biểu cho rằng, trong tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra còn bỏ lọt yếu tố quan trọng là thu từ địa tô chênh lệch. Khi có đường cao tốc sẽ có các dự án đô thị, khu công nghiệp, thậm chí cho thuê mặt bằng ăn theo nên cần tính toán, quy hoạch nhanh.
Đại biểu đề nghị phê duyệt dự án song song với nhiệm vụ quy hoạch của Chính phủ, xác định đầu tư của Nhà nước không chỉ dẫn đường mà còn tạo ra chênh lệch.
Cũng theo đại biểu đoàn Cà Mau, nếu các dự án giao thông xây dựng đồng thời quy hoạch dự án khác thì nguồn tiền thu được từ sử dụng đất, địa tô chênh lệch là không ít, thậm chí có khi còn thừa tiền để làm đường, đặc biệt là các dự án đường đô thị.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng, đoàn Quảng Trị cũng bày tỏ băn khoăn về vấn đề giải phóng mặt bằng của các dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và đường vành đai 3 TP.HCM bởi diện tích mặt bằng cần giải phóng của 2 dự án này tương đối lớn.
Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Quảng Trị cũng kỳ vọng với các dự án lớn như đường vành đai 3, đường vành đai 4 ngoài nguồn vốn đầu tư của nhà nước sẽ thu hút cả đầu tư công tư PPP, nhưng hiện nay vẫn chưa thể thực hiện theo phương thức đầu tư này.
“Đây là dự án lớn, yêu cầu nguồn vốn rất cao, tại sao lại không lựa chọn đầu tư công tư, phải chăng chúng ta đang có tâm lý dễ bỏ, khó làm. Trước đây, một số dự án ban đầu cũng giao đầu tư PPP nhưng khi triển khai gặp khó lại bỏ. Đây là câu chuyện Chính phủ cần phân tích một cách thấu đáo’, đại biểu Hoàng Đức Thắng nói.
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (đoàn TP.HCM) cũng cho rằng cần phải tính toán dự toán sát thực tế và đánh giá tác động giá cả bởi những yếu tố khách quan. Bởi nếu không tính toán sát có thể dẫn tới việc bị kéo dài thời gian và đội vốn, chậm tiến độ. Đây là những vấn đề trong triển khai đền bù giải phóng mặt bằng.
“Nếu không chuẩn về mặt giá cả khi đưa vào thực hiện dẫn đến câu chuyện là giá cứ tăng lên”, đại biểu Đức nói.
Đại biểu Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng được xác định là một trong những nội dung khó nhất liên quan tới triển khai tuyến Vành đai 3 TP.HCM.
Một vấn đề khác được ông Phan Văn Mãi đặt ra đó là làm sao ổn định chỗ ở của bà con, giúp bà con chuyển đổi nghề và sinh kế. Đây là vấn đề TP.HCM đã có kế hoạch, nếu được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp này, TP.HCM sẽ cùng với các tỉnh tổ chức hội nghị để triển khai kế hoạch chi tiết.
Ông Phan Văn Mãi cho biết, đối với TP.HCM, để việc giải phóng mặt bằng nhanh và chuyện tái định cư cho bà con được ổn định thì thành phố đang rà soát lại các quỹ nhà tái định cư đang có để tiến hành tạm cư. Việc này sẽ giúp bà con không phải tự đi ra ngoài thuê.
Thủ đô Hà Nội dự kiến thành lập mới thêm 6 quận/thành phố, đô thị
Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050