Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh đào 1,7 tỷ USD, Việt Nam tiếp tục phản hồi

10-05-2024 20:03|Ngọc Trà

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh mong muốn phía Campuchia phối hợp với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong về dự án kênh đào này.

Ngày 7/5, truyền thông Campuchia dẫn lời Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol cho biết nước này "không lơ là trách nhiệm chia sẻ thông tin chi tiết về dự án kênh đào Funan Techo cho Việt Nam, cả chính thức và không chính thức".

Phó Thủ tướng Campuchia cũng tuyên bố Campuchia đã thông báo cho Ủy hội sông Mekong (MRC) về dự án kênh đào Funan Techo, nhưng sẽ không tham vấn với các nước khác trong khu vực. "Nếu được yêu cầu, Campuchia sẽ cung cấp thêm thông tin với MRC, nhưng không có nghĩa vụ pháp lý phải làm vậy", ông Chanthol nói.

Ông Chanthol cho rằng, dự án này có tác động đến môi trường nhưng rất ít. Kênh đào nhân tạo này khi đi vào vận hành chỉ có lưu lượng 5m3/s, tương đương 0,053% lưu lượng dòng Mekong. Như thế, kênh đào Funan Techo thậm chí còn góp phần giảm nhẹ lũ lụt ở miền Nam Việt Nam.

i.ex-cdn.com-chatluongvacuocsong.vn-files-content-2024-05-07-_kenh-dao-1448

Sơ đồ kênh đào Phù Nam Techo. Ảnh: Khmer Times

>> Vùng kinh tế trọng điểm của cả nước xây 4 nút giao tổng vốn 13.400 tỷ đồng, phá vỡ 'thế độc đạo' của các tuyến cao tốc

Trước thông tin này, trong họp báo ngày 9/5, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam - bà Phạm Thu Hằng cho rằng, Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá tác động của dự án kênh đào Funan Techo và mong muốn Campuchia chia sẻ đầy đủ.

Bà Hằng nhắc lại phát biểu của mình hôm 5/5, Việt Nam mong muốn phía Campuchia phối hợp với Việt Nam cũng như các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ đầy đủ thông tin về dự án. Đồng thời tiếp tục đánh giá tác động chi tiết của dự án này đến tài nguyên nước cũng như môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong. Các nước cũng cần đến các biện pháp quản lý chung và dài hạn đảm bảo lợi ích của các quốc gia ven sông, quản lý sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên nước sông Mekong.

Cũng theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam luôn ủng hộ, vui mừng và đánh giá cao về những thành tựu Campuchia đã đạt được trong thời gian qua.

Đối với dự án kênh đào Funan Techo, Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia theo tinh thần của Hiệp định Mekong 1995, phù hợp với các quy định liên quan của Ủy hội sông Mekong và quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Dự án kênh đào Funan – Techo có tổng chi phí ước tính 1,7 tỷ USD, dự kiến sẽ khởi công trong năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027, với tổng lượng hàng hóa lưu thông qua tuyến đường thủy này là 7 triệu tấn/năm.

Nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế lo ngại, việc chuyển hướng dòng chảy từ sông Mekong vào Funan Techo có thể tạo ra vùng trũng ngập ở phía Bắc và vùng khô hạn ở phía Nam và ảnh hưởng đến các hoạt động nông nghiệp, đe dọa môi trường sống của các loài sinh vật trong khu vực.

Quá trình thi công kênh đào này cũng đòi hỏi phải di dời khoảng 1,6 triệu dân đang sinh sống dọc hai bên dòng kênh. Điều này sẽ tạo ra nhiều gián đoạn, bất tiện cho cộng đồng dân cư.

>> Vinaseed, Sao Ta 'om' giải pháp trước quan ngại kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vùng ĐBSCL

Kênh đào 1,7 tỷ USD Funan Techo lo ngại ảnh hưởng đến ĐBSCL: Phó Thủ tướng Campuchia nói gì?

'Đại khủng hoảng' tại kênh đào 'huyết mạch' nối liền hai nửa thế giới: Siêu tàu 220.000 tấn mắc kẹt vì... gió thổi, gây thiệt hại 10 tỷ USD/ngày

Kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia sẽ áp dụng Hiệp định sông Mekong 1995: Cựu Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh 'sẽ cung cấp thông tin nhưng không nhượng bộ’

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/campuchia-tuyen-bo-khong-tham-van-them-ve-kenh-dao-17-ty-usd-viet-nam-tiep-tuc-phan-hoi-d122355.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh đào 1,7 tỷ USD, Việt Nam tiếp tục phản hồi
POWERED BY ONECMS & INTECH