Bất động sản

Cao tốc đi qua 2 tỉnh giáp ranh Trung Quốc được mở rộng, tương lai thông tuyến từ miền Bắc vào đến mũi Cà Mau

Hà Di 16/11/2024 10:09

Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh khi hoàn thành sẽ kết nối hai tỉnh giáp ranh Trung Quốc, kết nối vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô với miền núi phía Bắc; kết nối quốc gia.

Ngày 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thị sát dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và chỉ đạo hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng nhanh chóng đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ các vướng mắc. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu nhà đầu tư và đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và Hữu Nghị - Chi Lăng, nhằm góp phần thông tuyến cao tốc xuyên Việt từ Bắc vào Nam, tới tận mũi Cà Mau vào năm 2025.

Cao tốc đi qua 2 tỉnh giáp ranh Trung Quốc được mở rộng, tương lai thông tuyến từ miền Bắc vào đến mũi Cà Mau
Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh sẽ được mở rộng lên 4 làn xe. Ảnh minh họa

Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh dài 121km, đi qua tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đang được triển khai gồm xây dựng cao tốc dài hơn 93km với 2 làn xe; các đoạn qua cầu, hầm có 4 làn xe hoàn chỉnh; giải phóng mặt bằng trên toàn tuyến quy mô 4 làn xe. Tổng mức đầu tư hơn 14.110 tỷ đồng theo hình thức PPP, trong đó ngân sách chiếm 69%.

Giai đoạn 2, dự án gồm mở rộng đoạn đường 2 làn lên 4 làn hoàn chỉnh (có làn khẩn cấp) với tổng mức đầu tư hơn 3.830 tỷ đồng và xây mới đoạn còn lại 27km kết nối cửa khẩu Trà Lĩnh với tổng mức đầu tư 5.100 tỷ đồng.

Về tiến độ dự án, theo đại diện nhà đầu tư, đến nay công tác giải phóng mặt bằng toàn dự án đạt 87,4km trong tổng số 93,3km (chiêm 93%). Tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn đặt mục tiêu đến tháng 12/2024 sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng của dự án và phấn đấu hoàn thành giai đoạn 1 vào cuối năm 2025.

>> Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Dự kiến 3 tỉnh có ít nhất 2 nhà ga hành khách

Cao tốc đi qua 2 tỉnh giáp ranh Trung Quốc được mở rộng, tương lai thông tuyến từ miền Bắc vào đến mũi Cà Mau
Bình tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Ảnh: Internet

Các địa phương và liên danh nhà đầu tư kiến nghị Thủ tướng trong tháng 11 phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đồng Đăng - Trà Linh giai đoạn 1 để tăng tỷ lệ vốn nhà nước hỗ trợ lên tối đa 70% tổng mức đầu tư theo Nghị quyết đã được Quốc hội phê duyệt đối với dự án qua miền núi khó khăn. Dự án cần triển khai giai đoạn 2 theo hình thức PPP và áp dụng cơ chế tương tự giai đoạn 1.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng ủng hộ tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 theo hình thức PPP, nhà nước hỗ trợ 70%, nhà đầu tư góp 30% như giai đoạn 1. Đầu tư PPP sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và cơ quan quản lý không tốn chi phí, nhân lực cho công tác duy tu bảo dưỡng đường sau khi tuyến đường được đưa vào khai thác.

Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh khi hoàn thành sẽ kết nối hai tỉnh giáp ranh Trung Quốc là Cao Bằng và Lạng Sơn, kết nối vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô với miền núi phía Bắc; kết nối quốc gia, nối tuyến cao tốc từ Cao Bằng - Lạng Sơn tới Hà Nội. Theo đó, tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Cao Bằng đến Hà Nội và ngược lại từ 6-7 giờ xuống còn 3,5 giờ.

>> Liên danh Trung Nam E&C muốn làm gói thầu gần 1.800 tỷ đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thủ tướng khảo sát thực địa, làm việc về 2 dự án cao tốc tại Cao Bằng và Lạng Sơn

Liên danh Trung Nam E&C muốn làm gói thầu gần 1.800 tỷ đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cao-toc-di-qua-2-tinh-giap-ranh-trung-quoc-duoc-mo-rong-tuong-lai-thong-tuyen-tu-mien-bac-vao-den-mui-ca-mau-260290.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cao tốc đi qua 2 tỉnh giáp ranh Trung Quốc được mở rộng, tương lai thông tuyến từ miền Bắc vào đến mũi Cà Mau
    POWERED BY ONECMS & INTECH