Xã hội

Cây cầu độc lạ nhất Đông Nam Á được phá đi xây lại mỗi năm, hiện đang nắm giữ kỷ lục Đông Dương

Thùy Dung 25/09/2024 01:01

Cây cầu này được làm từ 50.000 cọc tre được lựa chọn và phân loại tỉ mỉ.

Cầu tre Kampong Cham dài khoảng 1,5km, vắt ngang vùng nước đục của dòng sông Mekong đảm bảo chức năng kết nối đảo Koh Pen nổi giữa sông với thành phố Kampong Cham - thành phố lớn thứ sáu của Campuchia ở bờ tây, theo Amusing Planet. Điều thú vị là cây cầu này chỉ tồn tại theo mùa và được xây dựng hoàn toàn thủ công bởi bàn tay khéo léo của người dân địa phương.

Để tạo nên cây cầu tre này, người dân nơi đây cần sử dụng hơn 50 nghìn cọc tre, tất cả đều được chọn lọc và phân loại tỉ mỉ. Tre nứa, nguyên liệu chính để làm cầu đều đã qua kiểm định nghiêm ngặt về độ bền và chất lượng.

Cầu tre Kampong Cham được dựng lên vào mùa khô. Ảnh: VietKing

Cầu tre Kampong Cham được dựng lên vào mùa khô. Ảnh: VietKing

Ban đầu, do sông Mekong rộng lớn và hùng vĩ không ít người nghi ngại về tính an toàn của cây cầu. Liệu rằng những vật liệu thô sơ, mỏng manh như tre nứa có đủ sức chịu đựng sức nặng của con người và sự khắc nghiệt của thời gian? Hơn nữa, thành phố Kampong Cham đang hướng tới phát triển giao thương giữa hai miền, và các phương tiện công cộng sẽ được sử dụng thường xuyên. Vậy, tại sao không chọn xây dựng một cây cầu bê tông kiên cố thay vì một cây cầu tre giản dị?

Các chuyên gia lý giải rằng hiện tượng này bắt nguồn từ văn hóa đặc trưng của người dân khu vực. Cây cầu tre ở Kampong Cham đã tồn tại hàng chục năm, từ khi ngay cả những công trình hiện đại vẫn chưa xuất hiện. Người dân nơi đây có mối liên hệ đặc biệt với cây cầu, họ xem nó như một biểu tượng tinh tế góp phần tô điểm cho văn hóa địa phương, vì vậy việc thay thế cây cầu bằng một công trình khác là điều khó xảy ra. Hơn nữa, cây cầu tưởng chừng mỏng manh này lại vô cùng kiên cố. Một cuộc điều tra đã chứng minh rằng cầu có khả năng chịu tải rất lớn, không thua kém bất kỳ cây cầu bê tông nào. Điều này giúp người dân yên tâm trong việc giao thương và tạo nên một điểm đến hấp dẫn cho du khách.

Các cọc tre được đóng, đan dựng thành cầu. Ảnh: VietKing

Các cọc tre được đóng, đan dựng thành cầu. Ảnh: VietKing

Cầu tre được dựng lên vào mùa khô, khi mực nước sông Mekong rút xuống và trở nên quá cạn để di chuyển bằng thuyền. Đến khi mùa mưa bắt đầu và nước sông dâng lên, cầu được tháo dỡ bằng tay, và những thân tre được bảo quản hoặc tái sử dụng cho các công trình khác. Vào mùa mưa, nước sông chảy xiết khiến cây cầu không thể trụ vững, và thay vào đó, người dân sử dụng thuyền để qua sông.

Khi mực nước sông hạ xuống đủ thấp, việc xây dựng cây cầu mới lại bắt đầu. Đầu tiên, những thân tre cao được cắm sâu xuống lòng sông, cùng với lớp thảm tre đan để tạo nền móng. Sau đó, nhiều cọc tre được đóng xiên theo các hướng khác nhau quanh nền móng để gia cố.

Cây cầu rộng rãi và đủ vững chắc để chịu được trọng tải của các phương tiện nhẹ. Do đặc tính linh hoạt của thân tre, khi có xe ô tô hay xe máy đi qua, cầu không bị gãy mà chỉ oằn xuống dưới sức nặng. Điều này tạo cảm giác như đang "cưỡi sóng" cho người lái, cùng với tiếng kẽo kẹt từ mặt cầu phát ra dưới lốp xe, mang đến một trải nghiệm độc đáo.

"Không có đoạn cầu nào tạo từ hàng nghìn thân tre nằm ngang là bằng phẳng, do đó hành trình lái xe sẽ gập ghềnh và trơn trượt. Lái xe máy nhanh sẽ tạo sóng và chạm trên khắp cây cầu, đe dọa hất văng những người đứng không vững và đẩy họ ngã sấp lên hàng cọc tre vót tù ở mép cây cầu", khách tham quan Emily Lush viết.

Các phương tiện di chuyển qua cầu tre Kampong Cham. Ảnh: VietKing

Các phương tiện di chuyển qua cầu tre Kampong Cham. Ảnh: VietKing

Theo Tổ chức Kỷ lục Đông Dương, Kampong Cham là cầu tre dài nhất trong ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Trước đây, người đi qua cầu đều phải trả phí, khách nước ngoài cao hơn so với người dân trong vùng. Doanh thu được dùng để tu sửa, bảo trì cây cầu hàng năm. Hiện nay, một cây cầu bê tông đã được dựng lên cách đó không xa để người dân di chuyển. Để đảm bảo an toàn và gìn giữ cây cầu tre, các phương tiện giao thông qua cầu này đều bị cấm.

>> Cây cầu treo lơ lửng trên đỉnh 660m: Trụ nghiêng 80 độ như ‘quăng lưới bắt mây’, dùng cả trực thăng để xây nhưng tốn chưa tới 30 tỷ đồng

Bắc siêu công trình qua hẻm núi: Cường quốc khiến thế giới ‘ngã ngửa’ vì cây cầu mỏng như giấy giữa lưng chừng trời, không trụ, không dây văng

Động đất kinh hoàng khiến 830.000 người chết, 101 huyện chịu thiệt hại nặng, mặt đất bị 'xé toạc', nhiều cây cầu đổ sập trong phút chốc

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cay-cau-doc-la-nhat-dong-nam-a-duoc-pha-di-xay-lai-moi-nam-hien-dang-nam-giu-ky-luc-dong-duong-d134025.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Cây cầu độc lạ nhất Đông Nam Á được phá đi xây lại mỗi năm, hiện đang nắm giữ kỷ lục Đông Dương
POWERED BY ONECMS & INTECH