Chỉ hơn một tháng nữa, tòa nhà trăm tuổi do Pháp xây dựng ở TP đáng sống nhất thế giới tại Việt Nam sẽ ghi dấu ấn đặc biệt
Sau khi "lột xác" trở thành bảo tàng, tòa nhà có tuổi đời lên đến hàng trăm năm giữa lòng TP. Đà Nẵng sẽ tiếp tục hoàn thiện không gian để mở cửa chính thức vào 29/3 tới đây, chào đón sự kiện trọng đại mang ý nghĩa lịch sử của TP.
Tòa nhà Pháp cổ tọa lạc tại số 42 Bạch Đằng từ xưa vốn là Tòa thị chính Đà Nẵng thời Pháp thuộc, đây là địa chỉ vô cùng quen thuộc đối với những người dân tại Đà Nẵng. Không chỉ là công trình mang tiếng biểu tượng, tòa nhà này có có vai trò quan trọng đối với Đà Nẵng.
Thông tin trên báo Đà Nẵng, Tòa thị chính Đà Nẵng được chính quyền thực dân Pháp xây dựng vào năm 1898, hoàn thành vào năm 1900. Đây là công trình do Pháp thiết kế và thi công theo phong cách tân cổ điển với hình thức đối xứng khá đơn giản.

Án ngữ ngay trên đường Bạch Đằng, mặt tiền sông Hàn, Tòa thị chính tồn tại hơn 100 năm, được xem là chứng nhân lịch sử quan trọng cho những năm tháng hào hùng của quân và dân Đà Nẵng khi mùa thu năm 1945, nhân dân Đà Nẵng vùng lên khởi nghĩa để giành lại chính quyền.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Tòa thị chính này được sử dụng làm trụ sở của Ủy ban Nhân dân (UBND) Quảng Nam - Đà Nẵng.

Năm 1994, tòa nhà được tu duy, nâng cấp nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc Pháp đặc trưng.
Năm 1997, sau khi chia tách địa giới hành chính, tòa nhà vẫn được chọn làm trụ sở của UBND TP. Đà Nẵng.

Tháng 6/2014, bộ máy chính quyền chuyển vào trung tâm Hành chính TP, tòa nhà trở thành trụ sở của HĐND thành phố.
Sau nhiều năm biến thiên của lịch sử, tòa nhà vẫn được trưng dụng để làm trụ sở của bộ máy chính quyền của TP. Điều này không chỉ cho thấy tầm vóc mà còn cho thấy giá trị đặc biệt của công trình lịch sử này.

Năm 1992, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) đã đưa Tòa thị chính vào danh sách di tích được đăng ký bảo vệ.
Đến giữa năm 2020, TP. Đà Nẵng quyết định khoác cho công trình này một "tấm áo mới" khi chi gần 505 tỷ đồng, hô biến nơi đây trở thành bảo tàng trưng bày hiện vật. Sau gần 4 năm thi công, công trình cơ bản đã dần hoàn thiện.

Bảo tàng Đà Nẵng nằm trong khuôn viên của các tòa nhà số 42-44 Bạch Đằng, mặt sau là 31 Trần Phú với tổng diện tích 8.686m2.
Công trình đã được cải tạo trên kiến trúc cũ, trong đó kiến trúc mặt tiền và mái ngói của các tòa nhà không thay đổi.

Màu sơn của tòa nhà đã được sơn lại để đúng với màu trước đây, trong khi đó, hệ thống cửa bảo vệ cũng được nâng cấp, gỡ bỏ tường rào, tạo không gian thông thoáng giúp người dân cũng như du khách dễ dàng có thể tham quan khu vực.
Ban Quản lý dự án (BQLDA) cũng xây thêm các nhà kết nối được sơn màu đồng. Khu vực sân giữa các khối nhà cổ, từng là nơi đỗ xe mỗi khi có kỳ họp HĐND hay người dân đến liên hệ làm việc, hiện nay được thiết kế thành sân vườn, tiểu cảnh.
Phía bên hông của cửa chính tòa nhà là linh vật sư tử và bia đá với nội dung: "Tại đây tháng 2/1937, hàng nghìn người kéo về gặp đại diện Chính phủ Pháp đòi quyền dân sinh dân chủ. Ngày 26/8/1945, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc tòa nhà. Toàn bộ chính quyền về tay nhân dân...".

Phía bên trong tòa nhà, BQLDA đã nâng cấp thang bộ thành thang cuốn và thang máy hiện đại, bảo tàng giữ lại hoặc thiết kế mới thang bộ cho việc thoát hiểm.
Bên trong bảo tàng cũng trưng bày hiện vật theo 4 nội dung gồm: Tổng quan về Đà Nẵng; Lịch sử thiên nhiên, con người Đà Nẵng; Lịch sử phát triển đô thị, kiến trúc, quy hoạch, giao thông, các ngành tiểu thủ công nghiệp; Văn hóa, nhấn mạnh văn hóa biển Đà Nẵng.
Toàn bộ không gian trưng bày đều được thiết kế với ánh sáng đặc trưng, hiện đại, góp phần làm tăng giá trị của hiện vật cũng như đem đến trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Toàn bộ không gian trưng bày đều có thiết kế đồ họa, phim mở tự động nhằm phục vụ du khách tham quan.
Bảo tàng đã hoàn thiện không gian trưng bày cũng như nội dung thuyết minh cho 18 chuyên đề lớn, nhằm phục vụ đoàn khách quốc tế đến TP dự sự kiện quan trọng.
Hiện nay bảo tàng đang hoàn thiện các không gian để mở cửa chính thức vào ngày 29/3 tới đây nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng TP. Đà Nẵng.
Trong tương lai sau khi đi vào hoạt động, Bảo tàng Đà Nẵng sẽ kết nối với quảng trường Thành Điện Hải, cạnh Trung tâm hành chính Đà Nẵng (hình tròn).
Hiện nay, khu vực dự tính làm quảng trường là khu đất có vị trí đắc địa tại quận Hải Châu với mặt tiền là dòng sông Hàn. Khu đất "kim cương" tại số 40 Bạch Đằng hiện đang được giải phóng mặt bằng.
Theo quy hoạch, quảng trường sẽ được xây dựng với diện tích 16,2ha với 3 khu vực, tổng mức đầu tư dự kiến gần 1.000 tỷ đồng:
Khu A có diện tích 10,69ha, được giới hạn bởi các đường Nguyễn Chí Thanh, Lý Tự Trọng, Quang Trung, bờ tây sông Hàn. Khu B có diện tích 2,37ha, tại vị trí bến du thuyền (cảng sông Hàn). Khu C có diện tích 3,16ha, giới hạn bởi các đường Trần Phú, Quang Trung, bờ Tây sông Hàn, cầu sông Hàn (trong đó bao gồm bảo tàng, thư viện).
Trong đó, phạm vi nghiên cứu mở rộng khu vực quy hoạch gồm: Toàn bộ tuyến đường Bạch Đằng và khu vực bờ sông Hàn từ cầu sông Hàn đến công viên Hòa Bình cuối đường Bạch Đằng.
Những tuyến đường xung quanh khu vực quy hoạch bị ảnh hưởng gồm đường: Trần Phú, Lý Tự Trọng, Quang Trung...
Theo dự kiến, trong tháng 3/2025 sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, tháng 7/2025 sẽ phê duyệt quy hoạch 1/500, phê duyệt dự án đầu tư vào tháng 9/2025 và khởi công vào tháng 3/2026, hoàn thành vào tháng 12/2027.
Theo báo cáo Expat Insider 2022 của tổ chức InterNations, Việt Nam xếp hạng 7 trong danh sách 52 quốc gia lý tưởng nhất cho người nước ngoài sinh sống, trong đó Đà Nẵng là một trong những lựa chọn hàng đầu. Trước đó, vào năm 2018, tạp chí du lịch Live and Invest Overseas cũng đã vinh danh Đà Nẵng là 1 trong 10 địa điểm đáng sống nhất thế giới.
Từ năm nay, 3 thay đổi lớn liên quan đến sổ đỏ người dân cần phải biết
Công ty con của Ecopark sẽ làm tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn tại tỉnh rộng lớn ở Tây Nguyên