‘Chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt, người nghèo sẽ mãi nghèo’: Chuyện về miếng dưa hấu của tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ và cách người giàu làm giàu

26-05-2024 15:21|Hải Yến

Các tỷ phú thế giới suy nghĩ như thế nào về vấn đề “người nghèo sẽ mãi nghèo” và “người giàu sẽ mãi giàu”?

Tại sao người nghèo không thể giàu lên, còn người giàu thì vẫn mãi giàu? Có rất nhiều ý kiến và góc nhìn xung quanh vấn đề này. Vậy hãy xem, những tỷ phú với bộ óc làm giàu tài ba nhìn nhận điều này như thế nào?

1. Muốn kiếm nhiều tiền hơn thì phải nhìn xa

John D. Rockefeller, người sáng lập Standard Oil Company, đã trở thành tỷ phú đầu tiên của Mỹ vào năm 1916. Khi đó, tài sản của ông chiếm khoảng 2% giá trị toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ, tương đương với gần 30 tỷ USD theo giá trị ngày nay.

Rockefeller đã phát triển Standard Oil thành công ty dầu khí lớn nhất thế giới và ông trở thành người giàu nhất thế giới trong nhiều thập kỷ, một kỷ lục mà vẫn chưa ai có thể phá vỡ. Tính đến năm 2021, tổng tài sản của ông gần bằng tài sản của Elon Musk và Jeff Bezos cộng lại.

Với những chiến lược quản lý xuất sắc, Rockefeller đã đưa doanh nghiệp của mình kiểm soát hơn một nửa sản lượng dầu của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ron Chernow, nhà tiểu sử của Rockefeller, nhận định rằng phong cách lãnh đạo quyết đoán đã giúp ông trở thành một trong những doanh nhân thành công nhất thế giới. Lịch sử Mỹ ghi nhận John Davison Rockefeller không chỉ là một người làm giàu nhanh chóng mà còn là một nhà lãnh đạo với tư duy xuất sắc, khiến nhiều người phải kính nể và ngưỡng mộ.

Sau cả cuộc đời sống và làm giàu, Rockefeller đã để lại những bài học “vàng” vô cùng quý báu. Nếu bạn đang có mong muốn thoát khỏi cái nghèo và tiến gần hơn với hai chữ “giàu có”, câu chuyện nhỏ về 3 miếng dưa hấu của John D. Rockefeller sau đây có lẽ sẽ giúp bạn một phần nào đó để thay đổi cuộc sống hiện tại.

‘Chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt, người nghèo sẽ mãi nghèo’: Chuyện về miếng dưa hấu của tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ và cách người giàu làm giàu
John Davison Rockefeller (1839 - 1937), tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ và được mệnh danh là "Vua dầu mỏ" với khối tài sản lên tới hơn 400 tỷ USD tính tới năm 2023. Ảnh: Hulton Archive/Getty Images

Có một thanh niên Mỹ luôn ám ảnh với ước mơ làm giàu và khao khát trở thành triệu phú. Tuy nhiên, anh không biết bắt đầu từ đâu và suy nghĩ về việc này cả ngày lẫn đêm. Một ngày nọ, trong khi đang làm việc như thường lệ, anh tình cờ xem được danh sách những người giàu nhất lúc bấy giờ. Anh chú ý ngay đến người đứng đầu bảng - Rockefeller của Công ty Dầu Mobil.

Từ đó, anh quyết định tìm gặp Rockefeller để học hỏi cách làm giàu.

May mắn thay, anh thanh niên đã có cơ hội gặp gỡ tỷ phú Rockefeller. Khi gặp nhau, Rockefeller hỏi lý do anh đến thăm, và anh thanh niên hồi hộp nói: “Xin chào, tôi đã ngưỡng mộ tên tuổi ông từ lâu rồi. Hôm nay mạo muội đến đây cũng vì muốn hỏi ông cách trở thành tỷ phú, tôi thực sự muốn tiến bộ và trở thành người giống như ông”. Nghe vậy, Rockefeller đã mời anh vào nhà.

Vừa bước vào cửa, chàng trai bị choáng ngợp bởi nội thất lộng lẫy, anh chưa từng thấy căn nhà nào trang hoàng xa hoa như vậy. Trong khi anh còn đang ngỡ ngàng, Rockefeller nói: “Hôm nay người giúp ở nhà được nghỉ phép cả rồi, tôi lại không biết thức ăn để tiếp đãi đặt ở đâu. Tuy nhiên, tôi tìm thấy một quả dưa hấu, mời cậu ăn nhé!”.

Rockefeller cắt quả dưa thành 3 miếng với kích thước khác nhau và nói: “Trước khi ăn, tôi muốn hỏi cậu một câu: Nếu 3 miếng dưa hấu này tượng trưng cho những lợi ích khác nhau mà cậu có thể nhận được trong tương lai, cậu sẽ chọn miếng nào?”.

Chàng trai nhanh chóng chọn miếng lớn nhất mà không do dự, trong khi Rockefeller chọn miếng nhỏ nhất. Họ bắt đầu ăn cùng lúc, và khi chàng trai vẫn đang ăn miếng dưa lớn, Rockefeller đã ăn hết miếng nhỏ nhất và cả miếng còn lại trên bàn. Tới lúc này, chàng trai bỗng hiểu được ý nghĩa mà Rockefeller muốn truyền đạt.

Câu chuyện về “3 miếng dưa hấu” cho thấy một thực tế khá đơn giản: Đa số mọi người sẽ chọn lợi ích lớn nhất trước mắt, giống như cách mà anh thanh niên kia đã lựa chọn. Nhưng trên thực tế, hai miếng dưa nhỏ mà Rockefeller chọn tổng cộng lại còn nhiều hơn miếng lớn mà chàng trai đã ăn.

Sau khi ăn xong, Rockefeller chia sẻ kinh nghiệm và tư duy làm giàu của mình: “Nếu muốn thành công, ta không phải chỉ đi tìm những lợi ích lớn nhất, mà nên học cách lựa chọn và từ bỏ những lợi ích trước mắt để nhìn nhận về lâu dài, nhằm thu được nhiều lợi ích hơn. Đây chính là con đường đi đến thành công của tôi.”

Tỷ phú John Davison Rockefeller cho rằng, muốn thành công thì cần có tầm nhìn xa hơn chứ không chỉ vì lợi ích trước mắt. Ảnh: Britannica
Tỷ phú John Davison Rockefeller cho rằng, muốn thành công thì cần có tầm nhìn xa hơn chứ không chỉ vì lợi ích trước mắt. Ảnh: Britannica

Ông tiếp tục: “Tại sao lại có khoảng cách giữa người nghèo và người giàu? Mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Nhưng theo tôi, những tác nhân tạo ra khoảng cách giàu nghèo bao gồm năng lực cá nhân, tư duy, tầm nhìn, sự may mắn… Và quan trọng nhất chính là tầm nhìn.”

Nguyên nhân khiến nhiều người nghèo không chỉ không thay đổi được hoàn cảnh, mà còn ngày càng nghèo đi, không phải vì họ không chăm chỉ hay không biết cách đầu tư, mà vì họ chỉ tập trung vào lợi ích ngắn hạn, thích tính toán chi li.

Cuộc sống có thể ép buộc họ trở nên như vậy, nhưng điều này không phải là không thể thay đổi. Người giàu cũng tính toán lợi ích trước mắt, nhưng họ có tầm nhìn xa hơn, không giới hạn trong hiện tại. Họ biết từ bỏ những lợi ích hiện tại để tiến lên thu về nhiều hơn. Muốn kiếm được nhiều hơn thì phải nhìn xa, tầm nhìn dài hạn sẽ giúp bạn đạt được sự giàu có bền vững.

Nếu ai chỉ tập trung vào lợi ích nhất thời thì dù có kiếm được tiền cũng sẽ sớm tiêu hết hoặc mất vào các khoản đầu tư khác. Hãy học cách nhìn xa trông rộng, sự giàu có sẽ đến gần hơn với bạn.

2. Đừng chỉ biết kiếm tiền nhanh!

Khi nhắc đến Elon Musk, không thể không bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho một doanh nhân công nghệ, một nhà phát minh tài ba và một tỷ phú giàu có.

Elon Musk, tên đầy đủ là Elon Reeve Musk (52 tuổi) nổi tiếng với vai trò nhà sáng lập và CEO của SpaceX, CEO và kiến trúc sư sản phẩm của Tesla. Ông cũng là nhà sáng lập của PayPal, đồng sáng lập Neuralink, và chủ tịch SolarCity.

Với bộ óc làm giàu “điên rồ”, Musk mang trong mình khát vọng giàu có và đưa mình lên vị trí những tỷ phú hàng đầu thế giới. Theo Forbes năm 2024, hiện Musk là một trong ba người giàu nhất thế giới với tổng tài sản 191,2 tỷ USD.

‘Chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt, người nghèo sẽ mãi nghèo’: Chuyện về miếng dưa hấu của tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ và cách người giàu làm giàu
Tỷ phú công nghệ Elon Musk nổi tiếng với một bộ óc làm giàu "điên rồ". Ảnh: Reuters.

Khi chia sẻ về quan điểm giàu nghèo, Elon Musk thẳng thắn chia sẻ rằng, lý do duy nhất khiến người nghèo mãi nghèo là vì họ chưa nhận ra bản chất của trao đổi lợi ích. Họ sẽ mãi mãi không thể “lật mình” nếu không thể khắc phục được yếu điểm này.

“Trên cuộc đời này, quy luật trao đổi cực kỳ quan trọng và quyết định tới số phận của một người. Chúng ta có xu hướng kết bạn, giao lưu về các câu chuyện hàng ngày, chia sẻ cảm xúc, lòng tốt,... Nhưng lại vô tình bỏ qua những câu chuyện tiền bạc, trao đổi giá trị để tạo nên sự phát triển toàn diện”, Musk nói.

Những người có điều kiện kinh tế hạn chế, thường bị giới hạn bởi nhận thức về bản thân. Họ thường có quan niệm sai lầm rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ như "con ong", cứ cố gắng làm việc miệt mài từ sáng đến tối và tích lũy từng đồng thì sẽ trở nên giàu có.

Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn chính xác. Đây chỉ là suy nghĩ phiến diện của những người thiếu trải nghiệm xã hội và chưa từng đối mặt với nhiều thử thách trong cuộc sống, nên không có cơ hội phát triển khác.

Sự giàu có không chỉ gói gọn trong tài sản vật chất mà còn bao hàm nhiều khía cạnh khác như sự phát triển các mối quan hệ, tầm nhìn xa và hiểu biết về thời cuộc cũng như các vấn đề liên quan đến công việc và cuộc sống. Nó cũng bao gồm khả năng linh hoạt nắm bắt cơ hội và thích nghi với thời thế.

Người nghèo thường gặp khó khăn về tài chính và khó xoay chuyển tình thế cuộc đời vì họ chịu áp lực lớn từ cuộc sống, muốn kiếm tiền nhanh chóng thay vì tìm kiếm cơ hội để đột phá bản thân.

Elon Musk cho rằng, người nghèo không nhìn ra được bản chất và tầm quan trọng của trao đổi lợi ích. Ảnh: Leon Neal/Getty Images
Elon Musk cho rằng, người nghèo không nhìn ra được bản chất và tầm quan trọng của trao đổi lợi ích. Ảnh: Leon Neal/Getty Images

Họ thường không hiểu rõ bản chất của các mối quan hệ và không biết cách sử dụng chúng để tạo ra giá trị và kết nối những tâm hồn đồng điệu.

Để đạt được điều này, chúng ta cần đọc nhiều sách, dành thời gian nghiên cứu về bản chất con người, cũng như tự trau dồi phát triển bản thân thay vì lao ra đường kiếm tiền một cách không có mục đích.

Nhiều người làm việc chăm chỉ từ sớm đến khuya nhưng vẫn chỉ nhận được mức lương ít ỏi, không có cơ hội phát triển hay thay đổi số phận. Họ thường tập trung vào cảm xúc cá nhân, bỏ qua tầm quan trọng của việc giao tiếp và kết nối để tạo ra lợi ích cho bản thân.

Để thoát nghèo và thay đổi số phận, chúng ta cần thay đổi suy nghĩ và nhận thức về các mối quan hệ xung quanh. Hãy nhìn nhận cuộc sống với thái độ tích cực, không phàn nàn về số phận bất công và không ghen tị khi người khác thành công, mà tích cực tìm ra cách sống phù hợp với chính mình.

Hãy mở rộng kết nối với bạn bè, tìm kiếm những cơ hội phát triển, và trân trọng từng mối quan hệ trong cuộc sống. Quan trọng nhất, đừng nản chí; khó khăn nào rồi cũng sẽ qua. Hãy lạc quan và tự tin đối diện với cuộc sống để vươn tới thành công.

3. Người nghèo đều có chung một tư tưởng: Chỉ làm việc vì tiền!

Robert Kiyosaki Toru là một nhà đầu tư, doanh nhân người Mỹ. Ông nổi tiếng là tác giả sách về phát triển cá nhân, diễn giả cung cấp động lực và cũng là nhà bình luận về tài chính. Trong số đó, bộ sách “Rich Dad Poor Dad” - “Cha giàu cha nghèo” của ông có lẽ được chú ý hơn cả.

Robert Kiyosaki Toru có hai người cha: một là cha ruột và một là cha nuôi, người cha nuôi này là cha của Mike, một người bạn thân của ông.

Cả hai người cha đều thành công trong lĩnh vực của họ và có tính cách mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn đến người khác. Tuy nhiên, họ lại có quan điểm khác biệt về tiền bạc.

Tác giả Robert Kiyosaki Toru. Ảnh: NEXTevent
Tác giả Robert Kiyosaki Toru. Ảnh: NEXTevent

Trong khi cha ruột tin rằng "sự đam mê tiền bạc là nguồn gốc của những điều xấu xa" và không quan tâm nhiều đến tiền bạc, cha nuôi lại cho rằng "thiếu hụt tiền bạc mới là nguồn gốc của những điều xấu xa" và coi tiền bạc là quyền lực.

Cha ruột chủ yếu kiếm thu nhập từ công việc và sau khi trả thuế và các hóa đơn, ông tiết kiệm để tích lũy. Trái lại, cha nuôi kiếm nhiều tiền từ đầu tư và luôn ưu tiên chi trả hóa đơn cuối cùng.

Trong khi cha ruột thường nói: "Tôi không có khả năng mua món đồ này", thì cha nuôi của ông sẽ tự hỏi "Làm sao để tôi có thể mua được món đồ này".

Cha ruột, người vốn học giỏi và có bằng tiến sĩ, luôn khuyên vị tác giả cố gắng học giỏi, lấy bằng về luật, kế toán hoặc thạc sĩ quản trị kinh doanh để có cơ hội kiếm được công việc tốt và lương cao.

Trong khi đó, cha nuôi của ông, người chỉ học xong lớp 8, lại khuyến khích tác giả học về tài chính, hiểu biết về cách hoạt động của tiền bạc để biết cách làm cho tiền bạc làm việc cho mình và trở nên giàu có.

Tới năm 9 tuổi, Robert Kiyosaki Toru đã quyết định học về tiền bạc và học những cách làm giàu từ cha giàu của mình.

Những bài học mà tác giả rút ra được trong quá trình học hỏi cha nuôi đã được viết trong bộ “Cha giàu cha nghèo”. Một trong số đó, cũng có cách nhìn nhận về người giàu - người nghèo như sau:

Người nghèo thường nghĩ rằng việc an toàn là đi làm để có lương, tiền để chi tiêu và cố gắng làm việc tốt để tăng thu nhập. Nhưng thực tế, các chi phí ngày càng tăng mà thu nhập không tăng theo tỷ lệ. Một số người sẽ từ bỏ, một số tiếp tục chịu đựng, và chỉ có một số ít sẽ chống lại sự cản trở bằng cách tự mình kinh doanh.

Vòng luẩn quẩn đi làm - kiếm tiền - trả các chi phí khiến người nghèo sẽ mãi mãi không có được cuộc sống giàu có mà họ mong muốn. Ảnh: Brookings Institution
Vòng luẩn quẩn đi làm - kiếm tiền - trả các chi phí khiến người nghèo sẽ mãi mãi không có được cuộc sống giàu có mà họ mong muốn. Ảnh: Brookings Institution

Những người từ bỏ hoặc tiếp tục chịu đựng thường sẽ mãi ở trong tình trạng nghèo vì họ chỉ làm việc vì tiền mà không biết mục đích thực sự của mình là gì. Khi họ kiếm được nhiều tiền hơn, họ cũng nợ nhiều hơn. Sự lo sợ về việc không có tiền khiến họ rơi vào vòng lặp làm việc và trả nợ: thức dậy, đi làm, trả hóa đơn, rồi lại lặp lại. Điều này buộc họ phải dành thời gian và tâm trí cho công việc.

Nhóm còn lại là những người dám chống đối sếp sẽ là những người nghèo thoát ra khỏi tình trạng nghèo. Họ tin rằng cuộc sống không công bằng với họ và luôn tìm kiếm cơ hội để tạo ra tiền bạc.

Còn một mẫu người là người giàu trong trứng. Họ sinh ra trong một gia đình giàu có, tiếp tục kế thừa sự giàu có từ cha mẹ và sử dụng người lao động của họ để tạo ra tiền.

Ngược lại, người giàu không làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho mình.

Người giàu thường không phụ thuộc vào thu nhập từ lương mà họ có nguồn thu nhập từ các tài sản đầu tư của mình, bao gồm lợi nhuận từ kinh doanh, tiền thuê, cổ tức, trái tức, và tiền lãi từ việc bán tài sản.

Tổng thu nhập này thường cao hơn rất nhiều so với chi phí sống của họ. Số tiền dư thừa sau chi tiêu được họ đầu tư vào các tài sản mới, tạo ra một chu trình tăng trưởng tiền của họ. Điều này làm cho tài sản của họ ngày càng phát triển.

Vì thế, nếu không sinh ra trong một gia đình giàu có, hãy luôn tập trung suy nghĩ để tận dụng những cơ hội xung quanh, làm giàu cho mình. Đừng chỉ bận rộn tập trung kiếm tiền và duy trì sự đảm bảo công việc mà bỏ lỡ những cơ hội kéo sự “giàu có” về phía bạn.

>> Bài học về 'nghệ thuật đàm phán tăng lương' từ câu chuyện sa thải trợ lý thân cận của tỷ phú giàu thứ 3 thế giới

Độc đáo quán phở mâm vỉa hè hot rần rần mạng xã hội: Chủ quán là diễn viên kỳ cựu, được tỷ phú giàu 34 thế giới ‘tấm tắc khen ngon’

Sau 'vua cà phê' Đặng Lê Nguyên Vũ, một tỷ phú công nghệ của Việt Nam khẳng định: Bí quyết thành công là chọn đúng vợ!

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chi-nhin-vao-cai-loi-truoc-mat-nguoi-ngheo-se-mai-ngheo-chuyen-ve-mieng-dua-hau-cua-ty-phu-dau-tien-cua-nuoc-my-va-cach-nguoi-giau-lam-giau-236014.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
‘Chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt, người nghèo sẽ mãi nghèo’: Chuyện về miếng dưa hấu của tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ và cách người giàu làm giàu
POWERED BY ONECMS & INTECH