Xã hội

Chính thức từ tháng 1/2025, 6 hành vi mới bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ bắt đầu có hiệu lực

Vĩ Hạ 24/09/2024 21:06

Theo Luật Đường bộ 2024, sẽ có 6 hành vi bị nghiêm cấm trong tham gia giao thông đường bộ thay vì 23 hành vi như quy định cũ.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Luật Đường bộ mới, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (một số điều khoản có hiệu lực từ tháng 8/2024). Theo đó, nhiều quy định mới về giao thông đường bộ sẽ chính thức được áp dụng.

Đáng chú ý, thay vì quy định 23 hành vi nghiêm cấm trong giao thông đường bộ như hiện hành, Luật Đường bộ 2024 chỉ còn 6 hành vi nghiêm cấm. Các hành vi còn lại đã được chuyển sang và quy định trong luật của Bộ Công an.

6 hành vi bị nghiêm cấm chuẩn bị có hiệu lực

Tại Điều 7 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Phá hoại kết cấu hạ tầng đường bộ; khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ trái quy định của pháp luật.

2. Đấu nối trái phép vào đường chính, đường nhánh; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

3. Lấn, chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.

4. Lắp đặt, tháo dỡ, di chuyển, điều chỉnh, che khuất báo hiệu đường bộ trái quy định của pháp luật; gắn, treo, lắp vào báo hiệu đường bộ nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của báo hiệu đường bộ hoặc làm sai lệch báo hiệu đường bộ.

5. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh không đúng giấy phép.

6. Lập điểm đón, trả khách, bốc dỡ hàng hóa trái quy định của pháp luật.

Luật Đường bộ 2024 quy định 6 hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông. Ảnh minh họa

Luật Đường bộ 2024 quy định 6 hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông. Ảnh minh họa

Các hành vi bị nghiêm cấm hiện hành

Hiện hành, Luật Đường bộ 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm nhiều hơn. Cụ thể, Điều 8 Luật đường bộ 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm:

1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

>> Dự kiến người học lái xe ô tô con theo luật mới phải trải qua 235 giờ học

Từ tháng 1/2025, 6 trường hợp được đổi giấy phép lái xe theo phân hạng mới

Từ tháng 1/2025, không được dừng, đỗ xe tại những vị trí này

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/chinh-thuc-tu-thang-1-2025-6-hanh-vi-moi-bi-nghiem-cam-trong-giao-thong-duong-bo-bat-dau-co-hieu-luc-d133962.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chính thức từ tháng 1/2025, 6 hành vi mới bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ bắt đầu có hiệu lực
    POWERED BY ONECMS & INTECH