Kết năm 2021, Đầu tư Phát triển Việt Trung Nam (VHG) ghi nhận lỗ gần 50 tỷ đồng. Đây cũng là năm thua lỗ tứ 6 liên tiếp của công ty này kể từ 2016. Đáng chú ý, trong năm 2017, VHG từng ghi nhận lỗ gần 1.180 tỷ đồng.
Ngày 26/4/2022, trên diễn đàn chứng khoán xuất hiện hình ảnh thực tế về không gian tổ chức đại hội của CTCP Đầu tư Phát triển Việt Trung Nam (UpCOM: VHG) khiến giới đầu tư không khỏi "ngỡ ngàng - ngơ ngác và bật ngửa.
Bài viết đã nhận được hàng ngàn lượt tương tác với những bình luận mang tính chất funny.
Xem thêm: ĐHCĐ thường niên 2022 "nhà người ta"...
Ngoài các bình luận mang tính funny, nhiều nhà đầu tư đã không ngần ngại nhắc đến thực trạng kinh doanh bết bát (doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền,... ) của doanh nghiệp này cũng như diễn biến giá cổ phiếu VHG trên thị trường.
Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn được thành lập vào tháng 7/2003 với số vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng do các cá nhân góp vốn. Ngày 28/1/2008, cổ phiếu VHG chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE). Năm 2014, công ty đổi tên thành CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam và chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực xây dựng và cao su.
Được biết tại thời điểm đầu tháng 12/2021, HĐQT VHG đã thông qua định hướng chuyển đổi hoạt động kinh doanh cốt lõi từ trồng và kinh doanh cao su sang mảng bất động sản.
Phía VHG cho biết, đang nghiên cứu dự án bất động sản sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Tây Bà Nà thuộc địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, giáp ranh huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Tại thời điểm lên phương án chuyển đổi lĩnh vực hoạt động cốt lõi, tình hình kinh doanh của VHG vẫn còn khó khăn. Công ty vẫn chưa có doanh thu kéo dài trong 2 năm 2020 và 2021. Kết năm 2021, VHG ghi nhận lỗ gần 50 tỷ đồng. Đây cũng là năm thua lỗ tứ 6 liên tiếp của công ty này kể từ 2016. Đáng chú ý, trong năm 2017, VHG từng ghi nhận lỗ gần 1.180 tỷ đồng.
Tổng tài sản đến cuối năm 2021 của doanh nghiệp này giảm mạnh từ 456 tỷ đồng (năm 2018) về còn 180 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu giảm từ 254 tỷ đồng về con 166 tỷ đồng trong cùng thời điểm.
Tính đến cuối 2021, nợ phải trả của VHG là 13,4 tỷ đồng; lỗ sau thuế lũy kế đến cuối năm 2021 ở mức nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp chỉ có khoảng 19 triệu tiền và tương đương tiền tính đến ngày 31/12/2021.
Việc kinh doanh bết bát nhiều năm cũng khiến cổ phiếu HOSE bị hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE và giao dịch tại UpCOM từ cuối tháng 5/2019.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VHG bị "đạp" mạnh từ thời điểm cuối tháng 3/2022 (tại vùng giá quanh 11.000 đồng) về còn 4.600 đồng (phiên 21/4) trước khi hồi lên mức 5.600 đồng trong phiên 27/4/2022.
Đáng chú ý, dù là một doanh nghiệp nhỏ song Đầu tư Phát triển Việt Trung Nam hiện đang có tới 150 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Điều này khiến thanh khoản trung bình phiên của mã cũng duy trì ở mức lớn với gần 5,4 triệu cổ phiếu khớp lệnh/phiên.