Cổ phiếu Trung Quốc đã trải qua một đợt bán tháo sau khi nước này công bố kết quả tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong quý 1/2023, làm dấy lên nghi ngờ của các nhà đầu tư về khả năng duy trì đà phục hồi của nước này.
Giá trị vốn hóa thị trường kết hợp giữa các cổ phiếu dựa theo chỉ số chuẩn của sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đã giảm gần 3,6 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 519 tỷ USD) kể từ ngày 18 tháng 4, sau khi Trung Quốc công bố GDP nước này tăng 4,5% trong 3 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị thị trường của các công ty trong chỉ số Nasdaq Golden Dragon (chỉ số theo dõi các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc niêm yết tại New York) cũng đã giảm hơn 31 tỷ USD.
Cổ phiếu Trung Quốc từ quý 1/2022 đến nay |
Những nghi ngờ làm lu mờ tăng trưởng
Chỉ tính riêng trong tháng 4, các cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đã mất hơn 100 tỷ USD giá trị vốn hoá thị trường, thể hiện niềm tin lung lay của các nhà đầu tư vào các chính sách sắp tới.
Các nhà đầu tư trong nước kỳ vọng phải có nhiều biện pháp kích thích hơn để giúp thị trường tăng giá. Nhưng người đứng đầu bộ phận chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Zou Lan cho biết, ngân hàng vẫn tiếp tục giữ chính sách tiền tệ "chính xác và mạnh mẽ", cung cấp tín dụng "được ổn định vừa phải". Những lời nhận xét tương đối dè dặt này đã làm tăng sự lo ngại của các nhà đầu tư cá nhân, những người giúp thúc đẩy xu hướng thị trường rộng lớn hơn ở Trung Quốc.
Việc bán ra cổ phiếu không chỉ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư trong nước mà còn ảnh hưởng đến những nhà đầu tư đến từ các nước khác. Tính toán dựa trên dữ liệu trao đổi cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra hơn 12,6 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 2 tỷ đô la) các cổ phiếu liên quan đến Sở hữu Trí tuệ có niên vụ tại Thượng Hải và thành phố Thâm Quyến.
Theo Kinger Lau, chuyên gia chiến lược chính về thị trường chứng khoán Trung Quốc của Goldman Sachs, cho biết: “Thật kỳ lạ khi các nhà đầu tư toàn cầu bán cổ phiếu Trung Quốc sau khi tăng trưởng kinh tế nước này được dự đoán vượt trội.” Lau cho rằng, một số lý do cho việc bán ra gần đây có thể là do lợi nhuận và tin đồn liên quan đến việc Nhà Trắng sẽ thông báo hạn chế rộng hơn đối với việc đầu tư của Hoa Kỳ tại Trung Quốc tại Hội nghị G7 diễn ra vào tháng 5 tới. Nhưng ông cũng cho biết rằng: “Vấn đề đặt ra trước mắt là mức độ tin tưởng của các doanh nhân và công ty tư nhân đối với thị trường Chứng khoán Trung Quốc hiện đang khá thấp.”
Cổ phiếu bị bán tháo chỉ vì một bài báo
Bên cạnh đó, việc quản lý chặt chẽ trong các lĩnh vực công nghệ và bất động sản, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), những lĩnh vực từng góp phần quan trọng vào sự phát triển tăng trưởng của Trung Quốc cũng là một trong những lý do cổ phiếu Trung Quốc bị bán tháo.
Ảnh minh họa |
Các cổ phiếu liên quan đến mảng AI tại Trung Quốc bị bán tháo sau khi một tờ báo chính thống kêu gọi các cơ quan chức năng tăng cường giám sát các hoạt động đầu cơ tiềm ẩn rủi ro.
Cụ thể, Nhật báo Kinh tế của Trung Quốc nhận định, lĩnh vực liên quan đến khái niệm ChatGPT có dấu hiệu bong bóng, với nhiều công ty được đánh giá rất cao nhưng chưa có nhiều đột phá trong lĩnh vực công nghệ. Do đó, tờ báo này cho rằng các cơ quan quản lý nên tăng cường giám sát, trấn áp nạn đầu cơ và thao túng giá cổ phiếu nhằm tạo ra một “thị trường công khai và vận hành tốt”. Tờ báo này cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp nên phát triển công nghệ còn các nhà đầu tư nên hạn chế đầu cơ.
Ngay sau khi bài báo được phát hành, cổ phiếu của CloudWalk Technology Co. đã giảm tới 19% so với mức giá kỷ lục mọi thời đại. Cổ phiếu 360 Security Technology Inc. cũng rơi 10%, mức giảm tồi tệ nhất trong 3 năm qua. Trong khi đó, Beijing Haitian Ruisheng Science Technology Ltd. mất tới 14% giá trị.
Khởi sắc sau đợt “bốc hơi” 550 tỷ USD
Giới phân tích nhận định hiện các nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm sự hứa hẹn về lợi nhuận trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc tham gia mua vào cổ phiếu Trung Quốc trong tuần tới, nhưng về cơ bản, tình hình sẽ được cải thiện trong những tháng tới.
Chứng khoán Trung Quốc có tín hiệu tích cực |
Bằng chứng là tình trạng giá cổ phiếu lao đốc không phanh tại thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bắt đầu tạm dừng. Cụ thể, chỉ số CSI 300, chỉ số theo dõi 300 cổ phiếu hàng đầu được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến, ghi nhận tăng 0,3%. Chỉ số MSCI tăng 1% sau 6 ngày liên tiếp sụt giảm. Đồng NDT ở nước ngoài cũng đang trên đà phục hồi.
Hiện giới đầu tư toàn cầu đang tập trung vào cuộc họp chính sách tháng 4 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, dự kiến sẽ được tổ chức trong tuần này, trong đó ưu tiên thảo luận về các biện pháp tháo gỡ vấn đề kinh tế. Các nhà kinh tế kỳ vọng Bắc Kinh sẽ chuyển trọng tâm chính sách sang thúc đẩy niềm tin kinh doanh và tăng việc làm mà không cần thêm các biện pháp kích thích kinh tế. Sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch gần đây cũng giúp nâng cao tâm lý tiêu dùng. Đặc biệt là khi ông Chris Liu, Giám đốc danh mục đầu tư cấp cao tại Invesco chia sẻ dữ liệu đặt phòng du lịch trong kỳ nghỉ lễ đang rất tích cực, dự kiến sự phục hồi sẽ còn lạc quan hơn nữa trong quý 2/2023.
Nhận định chứng khoán 22/11: Nhiều CTCK đồng thuận VN-Index lên 1.240 điểm
Công ty chứng khoán Top đầu sắp cán mốc 10.000 tỷ đồng dư nợ cho vay margin