Tài chính Ngân hàng

Chuyên gia cảnh báo cần cẩn trọng với rủi ro lạm phát

Dương Lam 15/10/2023 - 16:16

Nhiều dự báo cho rằng, giá dầu có thể sẽ tăng tới 97 USD/thùng, tạo áp lực khá lớn lên lạm phát thực và lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% của năm nay có nhiều khả năng sẽ đạt được khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng chỉ tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế đưa cảnh báo về rủi ro lạm phát cũng có thể xuất hiện trở lại.

Với sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, lạm phát bình quân của nền kinh tế đang được kiểm soát theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Tổng cục Thống kê cho biết, đã xuất hiện một số tín hiệu lạc quan về nền kinh tế và kỳ vọng sự phục hồi sẽ tiếp tục đưa nền kinh tế đi vào giai đoạn tăng trưởng mới vào cuối năm 2023.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, một trong những yếu tố tích cực tạo lực kéo nền kinh tế trong quý 3/2023 là sự phục hồi của sức tiêu dùng. Theo đó, trong quý 3, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.550 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với quý trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.567 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,3%.

Tuy nhiên, cùng với tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và giá cả một số mặt hàng tăng cao xuất phát từ việc CPI liên tục tăng khá mạnh trong những tháng qua. CPI tháng 7 tăng 0,45% so với tháng trước, tháng 8 tăng 0,88% và tháng 9 tăng tới 1,08%.

Một số địa phương tăng học phí theo lộ trình cùng với giá gạo, xăng dầu, gas trong nước tăng theo giá thế giới, giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân chính đẩy CPI tháng 9 tăng khá lớn so với diễn biến giá cả thị trường những năm gần đây. Đó cũng là mức tăng cao nhất của các tháng 9 trong 5 năm qua.

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho rằng, xăng dầu là nhiên liệu quan trọng của nền kinh tế. Xăng dầu chiếm 3,52% trong tổng chi phí nguyên nhiên vật liệu của nền kinh tế; chiếm 1,5% trong tổng chi tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình.

Theo tính toán, xăng dầu tăng 10% sẽ làm CPI tăng 0,36 điểm phần trăm. Nhiều dự báo cho rằng, giá dầu có thể sẽ tăng tới 97 USD/thùng. Vì vậy, tăng giá xăng dầu tạo áp lực khá lớn lên lạm phát thực và lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.

Giá điện dự kiến tăng là một điểm đáng lưu ý.

Cùng với đó, khi giá năng lượng tăng, khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tăng lãi suất nhằm đưa lạm phát về mức mục tiêu.

Để kiểm soát lạm phát trong 3 tháng còn lại trong năm 2023 chuyên gia Nguyễn Bích Lâm cho rằng, các cơ quan chức năng cần tiếp tục thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung-cầu thị trường. Đặc biệt là nhóm lương thực, thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội và tránh việc tăng cục bộ tại một vài địa phương, từ đó gây gia tăng kỳ vọng lạm phát.

Ngô Tử Hạ và hành trình cho ra đời những đồng bạc đầu tiên của Chính phủ Việt Nam

NHNN yêu cầu tăng cường phòng chống cướp ngân hàng

Người có chức vụ tại NHNN sau khi nghỉ không được quản lí doanh nghiệp

Dư nợ bất động sản tăng mạnh, NHNN cảnh báo nợ xấu gia tăng

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-gia-canh-bao-can-can-trong-voi-rui-ro-lam-phat-205829.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chuyên gia cảnh báo cần cẩn trọng với rủi ro lạm phát
POWERED BY ONECMS & INTECH