Có 84 triệu USD, Hòa Phát (HPG) gánh lỗ tỷ giá bao nhiêu?
Biến động tỷ giá đang tác động lớn đến nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất/nhập khẩu, trong đó có Hòa Phát (HPG).
Tỷ giá USD biến động mạnh đã tác động lớn đến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế, bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu. Khi tỷ giá tăng có thể mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu, và sẽ đặt áp lực không nhỏ lên các doanh nghiệp nhập khẩu.
Gần đây, thị trường tài chính Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến động mạnh về tỷ giá, khi USD liên tục tăng rồi giảm. Điều này trở thành yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp nếu không kịp thời nắm bắt thời cơ.
Theo một báo cáo của Chứng khoán BSC về tác động của tỷ giá đối với các doanh nghiệp có nợ vay bằng USD, Hòa Phát (HPG) không xuất hiện trong danh sách những doanh nghiệp chịu lỗ tỷ giá lớn nhất. Tuy vậy, Hòa Phát vẫn đang có những ảnh hưởng nhất định từ biến động tỷ giá.
>> Tỷ giá USD hạ nhiệt, các doanh nghiệp 'thở phào' vì bớt lỗ hàng nghìn tỷ đồng
Hòa Phát đang có gần 84 triệu USD và nhiều ngoại tệ khác
Tính đến cuối quý II/2024, Hòa Phát nắm giữ khoảng 83,77 triệu USD (tương đương hơn 2.100 tỷ đồng), tăng thêm 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Bên cạnh USD, doanh nghiệp này còn nắm giữ nhiều loại ngoại tệ khác như EUR, AUD, CNY, SGD và INR. Tổng giá trị ngoại tệ mà Hòa Phát đang nắm giữ đã vượt 2.100 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, ngoài lượng ngoại tệ dự trữ, Hòa Phát cũng có các khoản vay bằng ngoại tệ. Tổng nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp đến ngày 30/6/2024 là hơn 53.300 tỷ đồng, trong đó có hơn 1.400 tỷ đồng là vay bằng USD.
Chi tiết số dư ngoại tệ mà Hòa Phát đang có |
>> Bị khối ngoại bán ròng 22 phiên liên tiếp, điều gì đang xảy ra với cổ phiếu 'quốc dân' HPG?
Theo báo cáo tài chính của Hòa Phát, trong 6 tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp không chịu ảnh hưởng quá lớn từ tỷ giá. Cụ thể, lãi chênh lệch tỷ giá đạt 695 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, lỗ chênh lệch tỷ giá cũng tăng mạnh lên 756 tỷ đồng, tăng 72% so với nửa đầu năm 2023. Những chi tiết này dẫn đến khoản lỗ ròng về tỷ giá là 61 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hòa Phát còn ghi nhận khoảng 1 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện và 153 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Tính chung, Hòa Phát lỗ khoảng 213 tỷ đồng do biến động tỷ giá, bao gồm cả phần lỗ chưa thực hiện.
Cơ cấu doanh thu của Hòa Phát |
Về hoạt động kinh doanh, doanh thu của Hòa Phát trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 70.407 tỷ đồng, trong đó thị trường Việt Nam chiếm 45.921 tỷ đồng, tương đương 65% tổng doanh thu.
Thị trường châu Á đóng góp 15.881 tỷ đồng, chiếm 23% tổng doanh thu. Phần còn lại đến từ các thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Phi.
>> Thù lao các sếp Hòa Phát (HPG) tăng đột biến gấp 4 lần cùng kỳ
Bị khối ngoại bán ròng 22 phiên liên tiếp, điều gì đang xảy ra với cổ phiếu 'quốc dân' HPG?
Thù lao các sếp Hòa Phát (HPG) tăng đột biến gấp 4 lần cùng kỳ