Tính riêng quý IV/203, CPI bình quân quý tăng 3,54% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý 4/2023 tăng 3,54% so với quý 4/2022. Tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Cụ thể, CPI tháng 12/2023 tăng 0,12% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 12 tăng 3,58%. Trong mức tăng 0,12% của CPI tháng 12/2023 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
CPI bình quân quý 4/2023 tăng 3,54% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Giáo dục tăng 7,91%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,15%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,01%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,13%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,91%; giao thông và đồ uống và thuốc lá cùng tăng 2,69%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,91%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,52%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,25%. Riêng bưu chính viễn thông giảm 1,37%.
CPI bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với năm 2022, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Lạm phát cơ bản tháng 12/2023 tăng 0,17% so với tháng trước, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,25%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11,02% so với năm trước, giá gas giảm 6,94% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
>> 10 Dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023