Bất động sản

Cụm công nghiệp lớn nhất tỉnh Hòa Bình, nằm giáp Thủ đô Hà Nội: Sẽ tạo ra thêm 5.000-7.000 việc làm

Quốc Chiến 29/07/2024 06:09

Đây là cụm công nghiệp lớn nhất tỉnh cửa ngõ Tây Bắc với địa thế "vàng", giáp thủ đô Hà Nội và nằm trên tuyến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.

Khu phức hợp công nghiệp – đô thị – dịch vụ Tiên Tiến (cụm công nghiệp Tiên Tiến) nằm tại xã Quang Tiến, TP. Hòa Bình (tiếp với giáp với Thủ đô Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 1123 của UBND tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích 82,36ha và tổng mức đầu tư khoảng 550 tỷ đồng.

Đây là cụm công nghiệp lớn nhất tỉnh cửa ngõ Tây Bắc với địa thế "vàng", giáp thủ đô Hà Nội và nằm trên tuyến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.

Hiện nay, cụm công nghiệp Tiên Tiến đã đi vào hoạt động với các nhà máy hiện đại đang được xây dựng quy mô.

Một góc dự án cụm công nghiệp Tiên Tiến (nguồn ảnh: Báo Lao Động)

Một góc dự án cụm công nghiệp Tiên Tiến (nguồn ảnh: Báo Lao Động)

Theo ghi nhận, tỉ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp này đã được khoảng 90% với diện tích trên 35ha ở giai đoạn 1. Đồng thời, khu vực này đã có các doanh nghiệp đặt nhà máy sản xuất tại đây như CTCP Thép công nghiệp Phú Thành, P2M, Maska Global, Silicone Châu Á Thái Bình Dương, Kazza Vina, TMC Việt Nam... dự kiến sẽ tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.

>> Thành phố sở hữu cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam sẽ trình đề án khu kinh tế ven biển 20.000ha trong năm 2024

Theo ông Phạm Văn Báo - Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp, Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình cho biết, cụm công nghiệp Tiên Tiến là cụm công nghiệp lớn nhất tỉnh Hòa Bình tính đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 1.000 lao động.

Toàn cảnh cụm công nghiệp Tiên Tiến (nguồn ảnh: Báo Lao Động)

Toàn cảnh cụm công nghiệp Tiên Tiến (nguồn ảnh: Báo Lao Động)

Sau khi hoàn thành và thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp, dự kiến cụm công nghiệp sẽ tạo ra khoảng 5.000-7.000 việc làm.

Cũng theo ông Báo, tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có trong phương án phát triển cụm công nghiệp là 38 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất hơn 2.200ha; trong đó có 17 cụm công nghiệp đã có trong quy hoạch trước và 21 cụm công nghiệp bổ sung mới.

"Các cụm công nghiệp đã thu hút 41 dự án thứ cấp với diện tích đất đã cho thuê hơn 90ha; tổng số vốn đăng ký khoảng 3.700 tỷ đồng. Năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp trong các cụm công nghiệp trên ước đạt 1.300 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động" - ông Báo cho biết.

Tháng 12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1648/QĐ-TTg ngày 20/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch là kim chỉ nam, định hướng quan trọng cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2030, Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, năng lực cạnh tranh của tỉnh thuộc top khá của cả nước.

Tầm nhìn đến năm 2050, Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển, có thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao, là trung tâm dịch vụ du lịch và công nghiệp chế biến chế tạo hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

>> Tỉnh giáp biên có 16 cửa khẩu của Việt Nam sẽ được nối liền với TP. HCM bằng hai dự án 27.000 tỷ

Tỉnh giàu nhất ĐBSCL phê duyệt thêm một khu công nghiệp 'khủng' 'sát vách' TP. HCM

Tỉnh miền núi giáp Trung Quốc, là 'mỏ vàng' mới của nhiều doanh nghiệp BĐS sẽ có khu công nghiệp gần 5.000ha

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cum-cong-nghiep-lon-nhat-tinh-hoa-binh-nam-giap-thu-do-ha-noi-se-tao-ra-them-5000-7000-viec-lam-d128836.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Cụm công nghiệp lớn nhất tỉnh Hòa Bình, nằm giáp Thủ đô Hà Nội: Sẽ tạo ra thêm 5.000-7.000 việc làm
POWERED BY ONECMS & INTECH