Cựu Phó Giám đốc chi nhánh Eximbank (EIB) chiếm đoạt 2.705 tỷ đồng
Cựu Phó Giám đốc Eximbank (EIB) - Chi nhánh Ba Đình, Vũ Thị Thu Nhung, bị xét xử về hành vi lừa đảo thông qua các chương trình tiền gửi giả mạo và đấu giá nợ xấu.
Sáng 9/9, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội tái mở phiên sơ thẩm xét xử Vũ Thị Thu Nhung (SN 1977), cựu Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) – Chi nhánh Ba Đình, với các tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Phát biểu ý kiến, đại diện Viện KSND TP. Hà Nội cho hay, đây là lần thứ hai tòa mở, dù đã triệu tập nhưng một số bên vắng mặt, xong không ảnh hưởng trực tiếp đến phiên xử.
Theo cáo trạng, thông qua các hành vi lừa đảo, từ năm 2014 đến năm 2022, Nhung đã chiếm đoạt của khoảng 100 bị hại với tổng số tiền hơn 2.705 tỷ đồng.
Hiện tại, cơ quan điều tra đã xác định có 46 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 788 tỷ đồng. Trong đó, Nhung đã sử dụng phần lớn số tiền để trả lãi hoặc lợi nhuận cho các bị hại, còn chiếm đoạt hơn 311 tỷ đồng.
Bị cáo Vũ Thị Thu Nhung tại phiên tòa 9/9 - Nguồn: Internet |
>> Cựu Phó Giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm đoạt 2.705 tỷ đồng: Chỉ còn lại 1 tỷ, tiền đã đi đâu?
Cáo trạng cho biết, từ năm 2014 đến năm 2022, Vũ Thị Thu Nhung đã lợi dụng vị trí Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank - Chi nhánh Ba Đình để tạo ra nhiều chương trình tiền gửi ưu đãi giả mạo, nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Cụ thể, Nhung đã quảng bá các chương trình như: Chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt với lãi suất 7,5%/năm kèm quà tặng hàng tháng; chứng chỉ tiền gửi giữ hộ tiền mặt; chứng chỉ tiền gửi trong giao dịch tài chính và trái phiếu ngân hàng ưu tiên với lãi suất từ 12-32%/năm.
Nhung thuyết phục khách hàng rằng các chương trình này được quản lý riêng trong hệ thống nội bộ của lãnh đạo Eximbank và không công khai rộng rãi.
Sau khi khách hàng chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân do Nhung mở tại nhiều ngân hàng như Viettinbank, VIB, Eximbank, BIDV, Nhung cam kết sẽ chuyển tiền vào tài khoản nội bộ của Eximbank, cung cấp chứng từ và hoàn trả tiền gốc cùng lãi.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, sau khi nhận tiền từ khách hàng, Nhung đã dùng máy in để làm giả các chứng từ xác nhận theo mẫu của Eximbank - Chi nhánh Ba Đình, đóng dấu và gửi lại cho bị hại nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.
Bị cáo Vũ Thị Thu Nhung được đưa ra xét xử tại phiên tòa 4/6 - Nguồn: Internet |
>> Cựu PGĐ Eximbank bị xét xử lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.700 tỷ đồng
Ngoài ra, Nhung còn lập ra Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản Việt Nam, tự nhận đây là "công ty sân sau" của lãnh đạo Eximbank, nhằm lừa đảo thông qua việc tổ chức đấu giá thanh lý tài sản nợ xấu.
Nhung giữ vai trò Chủ tịch HĐQT, còn Nguyễn Thị Diệu Linh (SN 1980, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) đảm nhận chức Tổng Giám đốc.
Nhung giới thiệu với khách hàng rằng nếu tham gia ký quỹ để đấu giá tài sản nợ xấu, họ sẽ được chia lợi nhuận cao với thời gian ký quỹ ngắn, chỉ từ 5 đến 20 ngày, tùy vào từng loại tài sản. Sau khi hết hạn ký quỹ, khách hàng sẽ nhận lại tiền gốc cùng với khoản lợi nhuận từ 10-14% trên số tiền ký quỹ.
"Sản phẩm đấu giá" mà Nhung giới thiệu gồm các hình ảnh về thửa đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của những cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, được lưu trong điện thoại của Nhung để thuận tiện khi giới thiệu với khách hàng.
Do tin tưởng những thông tin này, nhiều khách hàng đã gửi tiền tiết kiệm và ký quỹ để tham gia đấu giá. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, Nhung không thực hiện cam kết mà sử dụng phần lớn số tiền để trả tiền gốc, lãi và quà tặng cho khách hàng cũ, còn phần tiền còn lại thì chiếm đoạt để sử dụng cho mục đích cá nhân.
Theo cáo trạng, Viện Kiểm sát xác định Nhung đã thực hiện hành vi xoay vòng tiền, lấy tiền của người sau trả cho người trước để che đậy việc chiếm đoạt tài sản.
>> Cựu phó giám đốc ngân hàng lừa hơn 2.700 tỷ đồng: Nhiều bị hại không trình báo
Sau ACB, Eximbank (EIB) thông báo ngưng toàn bộ giao dịch thẻ từ
Eximbank (EIB) gánh 2.600 tỷ đồng nợ xấu có khả năng mất vốn