Doanh nghiệp

'Đế chế' của ông 'vua hàng hiệu' Jonathan Hạnh Nguyễn 'đổ bộ' vào sân bay lớn nhất miền Bắc

Hải Đường 24/07/2024 - 12:25

Trước đó, Tập đoàn của ông Jonathan Hạnh Nguyễn đã đầu tư rất thành công vào dịch vụ hàng không ở sân tay Tân Sơn Nhất.

Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC), một thành viên thuộc Tập đoàn IPPG Việt Nam của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, vừa thông báo đã mua 900.376 cổ phiếu của CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (Nasco), qua đó trở thành cổ đông lớn với 10,83% cổ phần ngay trong lần đầu tiên mua vào.

Nhiều khả năng, ACFC đã nhận chuyển nhượng số cổ phần trên từ ông Đỗ Hữu Nghĩa khi giao dịch này được thực hiện vào ngày 18/7, ngày hôm đó chỉ có duy nhất một giao dịch thỏa thuận với giá 27.500 đồng/cp, tương đương tổng giá trị gần 25 tỷ đồng. Đồng thời, cổ đông lớn Đỗ Hữu Nghĩa đã bán ra số cổ phần đúng bằng lượng ACFC mua vào.

Sau thương vụ này, Nasco có 3 cổ đông lớn là ACFC (sở hữu 10,38%), Vietnam Airlines (51% vốn) và Taseco Group (sở hữu 6%)

'Đế chế' của ông 'vua hàng hiệu' Jonathan Hạnh Nguyễn 'đổ bộ' vào sân bay lớn nhất miền Bắc
Cơ cấu cổ đông lớn của Nasco trước đó

>> 'Ông trùm' VEC đề xuất lắp trạm sạc xe điện trên 5 tuyến cao tốc

Nasco, tiền thân là Công ty Dịch vụ Cụm cảng Hàng không sân bay miền Bắc, đã chính thức hoạt động từ tháng 7/1993. Ngành nghề kinh doanh chính của Nasco gồm vận tải hành khách, dịch vụ vận tải mặt đất, và vận chuyển hàng hóa.

Hoạt động kinh doanh của Nasco đang hồi phục đáng kể sau đại dịch. Năm ngoái, Nasco báo lãi trước thuế gần 13 tỷ đồng, gấp gần 6 lần so với năm 2022 và đã có lãi liên tiếp trong hai năm sau COVID-19. Trong năm 2024, Nasco đặt mục tiêu doanh thu 544 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 22% so với năm ngoái, đạt gần 16 tỷ đồng.

Trước đó ACFC đã đầu tư vào CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco - Mã: SAS) và hiện đang nắm giữ trực tiếp 15,29% vốn, cùng với các bên liên quan sở hữu gần 45% cổ phần của Sasco. Lũy kế nửa đầu năm 2024, tổng doanh thu của Sasco đạt gần 1.335 tỷ đồng tăng 14%, lợi nhuận ở mức 113,5 tỷ đồng tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ vào sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh quý I và sự phục hồi của thị trường hàng không.

Đồng thời, IPPG ông Jonathan hạnh Nguyễncũng sở hữu 30% vốn của CTCP Nhà ga Quốc tế Sân bay Cam Ranh (CRTC).

ACFC là một thành viên thuộc Tập đoàn IPPG Việt Nam, đứng đầu bởi Louis Nguyễn (Nguyễn Quốc Khánh) - con trai thứ hai của “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn. Đây một trong những tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Được thành lập vào năm 1986, IPPG hiện có quy mô 25.000 nhân viên và sở hữu 35 công ty thành viên và công ty liên doanh. ACFC là nhà phân phối các thương hiệu tầm trung-cao cấp như Tommy Hilfiger, GAP, Levi's, Diesel, Mango, Nike,...

>> Doanh nghiệp của ông 'vua hàng hiệu' Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi giảm, nắm loạt bất động sản ở 'đất vàng' Phú Quốc

Doanh nghiệp của ông 'vua hàng hiệu' Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi giảm, nắm loạt bất động sản ở 'đất vàng' Phú Quốc

Sasco của 'vua hàng hiệu' Johnathan Hạnh Nguyễn báo doanh thu tăng 20%, mỗi tháng lãi 15 tỷ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/de-che-cua-ong-vua-hang-hieu-jonathan-hanh-nguyen-do-bo-vao-san-bay-lon-nhat-mien-bac-242999.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    'Đế chế' của ông 'vua hàng hiệu' Jonathan Hạnh Nguyễn 'đổ bộ' vào sân bay lớn nhất miền Bắc
    POWERED BY ONECMS & INTECH