Xã hội

Đế quốc kinh tế châu Á quyết chi 109 tỷ USD để làm ‘siêu dự án’ phòng thủ thiên tai lớn bậc nhất trong lịch sử, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn

Hải Châu 29/12/2024 - 21:23

Nhật Bản triển khai một "siêu" dự án trị giá 109 tỷ USD nhằm củng cố khả năng chống chọi với thiên tai.

Theo thông tin từ tờ The B1M, vào tháng 12/2022, Chính quyền đô thị Tokyo đã công bố dự án Tokyo Resilience Project, một sáng kiến trị giá 17 nghìn tỷ yên (tương đương 109 tỷ USD). Dự án này được thiết kế nhằm nâng cao khả năng chống chịu của thành phố trước các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, lũ lụt, núi lửa,… Với thời gian triển khai kéo dài 18 năm, đây là một trong những dự án phòng thủ dân sự lớn nhất từ trước đến nay.

Đế quốc kinh tế châu Á quyết chi 109 tỷ USD để làm ‘siêu dự án’ phòng thủ thiên tai lớn bậc nhất trong lịch sử, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn - ảnh 1
Nhật Bản triển khai "siêu" dự án trị giá 109 tỷ USD nhằm củng cố khả năng chống chọi với thiên tai. Ảnh minh họa

Dự án này sẽ được triển khai trong 18 năm và có mục tiêu dài hạn là biến Tokyo thành một thành phố kiên cố, có khả năng đối phó với mọi tình huống khẩn cấp. Đây là một trong những dự án phòng thủ dân sự lớn nhất trong lịch sử, mang lại những biện pháp bảo vệ vượt xa các cơ sở hạ tầng truyền thống.

Một số sáng kiến nổi bật của dự án bao gồm việc gia cố hệ thống cáp ngầm dưới biển, xây dựng các đường hầm chống lũ khổng lồ và mở rộng các con sông để kiểm soát nước dâng. Đặc biệt, một bản sao kỹ thuật số của thành phố sẽ được xây dựng trên nền tảng đám mây, cung cấp dữ liệu thời gian thực, giúp giám sát môi trường và điều kiện giao thông. Công nghệ này hỗ trợ các quyết định nhanh chóng trong tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ người dân Tokyo.

Đế quốc kinh tế châu Á quyết chi 109 tỷ USD để làm ‘siêu dự án’ phòng thủ thiên tai lớn bậc nhất trong lịch sử, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn - ảnh 2
Dự án được triển khai trong 18 năm với mục tiêu biến Tokyo thành một thành phố kiên cố, có khả năng đối phó với mọi tình huống khẩn cấp. Ảnh: Internet

Bên cạnh các biện pháp phòng chống thiên tai, dự án còn chú trọng nâng cao chất lượng sống cho cư dân Tokyo. Một khu vực không gian xanh rộng lớn, lên đến 2km², sẽ được phát triển để giảm bớt tình trạng nắng nóng và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, các tuyến đường dành cho xe đạp và lối đi ven sông sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông, giảm tải cho phương tiện công cộng.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang xây dựng một mạng lưới điện và truyền thông bền vững để đảm bảo kết nối liên tục cho thành phố, ngay cả trong những tình huống xấu nhất. Đây là yếu tố then chốt giúp Tokyo duy trì sự ổn định trong mọi tình huống khẩn cấp.

Đế quốc kinh tế châu Á quyết chi 109 tỷ USD để làm ‘siêu dự án’ phòng thủ thiên tai lớn bậc nhất trong lịch sử, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn - ảnh 3
Sóng thần nhấn chìm khu dân cư ở Natori, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011. Ảnh: Reuters

Hệ thống giám sát và cảnh báo sớm của Nhật Bản, đặc biệt là MOWLAS (hệ thống theo dõi địa chấn cực lớn), đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Tokyo khỏi động đất. Sử dụng hơn 2.000 cảm biến trên đất liền và dưới biển, hệ thống này theo dõi các dấu hiệu động đất và đưa ra cảnh báo sớm, giúp thành phố chuẩn bị kịp thời và giảm thiểu thiệt hại.

Đế quốc kinh tế châu Á quyết chi 109 tỷ USD để làm ‘siêu dự án’ phòng thủ thiên tai lớn bậc nhất trong lịch sử, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn - ảnh 4
Sét núi lửa ở Sakurajima, ngọn núi lửa mạnh và thường xuyên phun trào của Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Công tác nghiên cứu về động đất cũng đang được đẩy mạnh thông qua các thí nghiệm tiên tiến tại Viện nghiên cứu quốc gia về khoa học Trái Đất và phục hồi sau thiên tai Nhật Bản (NIED). Máy Giant Rock Friction Apparatus, một thiết bị mô phỏng các mảng kiến tạo trượt, giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cơ chế động đất và cải tiến các hệ thống dự đoán. Thêm vào đó, E-Defense, máy mô phỏng động đất lớn nhất thế giới, có khả năng tái tạo các điều kiện của trận động đất mạnh 7 độ Richter, cũng được sử dụng để nghiên cứu và phát triển các công nghệ phòng chống động đất tiên tiến.

Tokyo Resilience Project là một dự án đột phá, không chỉ về quy mô mà còn về mục tiêu. Từ các hệ thống bể chứa nước ngầm, đê chắn sóng cho đến các tòa nhà chọc trời có khả năng kháng địa chấn, dự án này đang đưa Tokyo trở thành thành phố tiên phong trong việc ứng phó và ngăn chặn mọi thảm họa tiềm tàng, đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững trong tương lai.

Hàng hóa Nhật Bản đã thâm nhập sâu rộng và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường toàn cầu. Mặc dù nhiều quốc gia khác cũng đạt được thành tựu đáng kể trong việc đưa sản phẩm ra thế giới, nhưng Nhật Bản vẫn nổi bật với quy mô và ảnh hưởng vượt trội. Từ đó khẳng định rõ vị thế của Nhật Bản như một đế quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

>> Startup vũ trụ Nhật gặp khó: Tên lửa tự hủy ngay sau khi phóng

‘Pháp sư’ Nhật Bản khiến cả thế giới kinh ngạc với cỗ máy có thể tạo ra 33 lít nước sạch/ngày từ không khí

Cánh đồng hoang hồi sinh nhờ ‘thành phố chip’, Nhật Bản đặt cược lớn để tìm lại ánh hào quang

Theo Thị trường Tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/de-quoc-kinh-te-chau-a-quyet-chi-109-ty-usd-de-lam-sieu-du-an-phong-thu-thien-tai-lon-bac-nhat-trong-lich-su-san-sang-ung-pho-voi-moi-tinh-huong-khan-132949.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đế quốc kinh tế châu Á quyết chi 109 tỷ USD để làm ‘siêu dự án’ phòng thủ thiên tai lớn bậc nhất trong lịch sử, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn
    POWERED BY ONECMS & INTECH