Đề xuất giãn lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó

17-02-2023 10:43|Minh Vũ

Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã có những đề xuất liên quan tới nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp bất động sản tại Hội nghị “tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” được tổ chức sáng nay (17/2).

Hôm nay, ngày 17/02/2023, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ khó khắn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”.

Tại Hội nghị, Đại diện Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh đã có bài trình bày về tình hình thị trường bất động sản và đề xuất giải pháp. Nói về tình hình tín dụng bất động sản, ông Sinh dẫn báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trong quý 4 (tính đến 31/12/2022) là gần 800.000 tỷ đồng.

Theo số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, nguồn vốn ngoại (FDI) đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, tăng hơn 70% so với cả năm 2021 và giữ vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI năm 2022.

Thứ trưởng cho biết, năm 2022, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp rất nhiều khó khăn do trong đó có các nguyên nhân liên quan đến nguồn vốn như tín dụng, trái phiếu và lãi suất, tỉ giá ngoại tệ.

Cụ thể, các doanh nghiệp bất động sản phản ánh rất khó khăn trong tiếp cận, vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Lãi suất cho vay giai đoạn cuối năm 2022 tăng.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, nhiều thông tin xã hội không chính xác, không chính thống về tài chính, tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu, xử lý vi phạm tại một số doanh nghiệp đã gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư dẫn đến e ngại, nghe ngóng, tạm dựng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản mà chuyển sang các kênh đầu tư khác; doanh nghiệp không bán được hàng, không có dòng tiền, khó khăn trong thanh khoản; ảnh hưởng xấu đến thị trường.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn liên quan tới nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp bất động sản.

Cụ thể, ông Sinh đề xuất điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tài chính, tiền tệ, khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Hoàn thiện chính sách để huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở và thị trường.

Bên cạnh đó, cần điều hành hạn mức tín dụng phù hợp; giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (doanh nghiệp, dự án bất động sản phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng,...); đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Một doanh nghiệp tại Thanh Hóa có gần 12.000 tỷ đồng lãi vay quá hạn thanh toán

Lãi suất huy động liên tục tăng, lãi vay càng khó giảm thêm

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/de-xuat-gian-lai-vay-cho-cac-doanh-nghiep-bat-dong-san-dang-gap-kho-169912.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đề xuất giãn lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó
    POWERED BY ONECMS & INTECH