Xã hội

Di dời 11.000 hộ dân của 4 xã, Việt Nam xây dựng công trình đại thủy nông ‘khổng lồ’ với dung tích phòng lũ trên 110 triệu m3 nước

Mộng Kha 27/11/2024 - 12:36

Ngày nay, công trình này còn thu hút đông đảo du khách tìm đến bởi không gian xanh mát, hùng vĩ của thiên nhiên.

Hồ Phú Ninh, một hồ chứa nước nhân tạo lớn tại tỉnh Quảng Nam, nằm trên địa bàn hai huyện Núi Thành và Phú Ninh. Khi mới hoàn thành, đây từng là công trình thủy lợi lớn thứ hai tại Việt Nam.

Hồ không chỉ đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho nhiều huyện, thành phố trong tỉnh mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và các ngành nghề liên quan.

Con đường chạy dài theo bờ đập Phú Ninh. Từ đây, du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn cảnh quan xanh mượt, trù phú của hồ (Ảnh: Internet)

Hồ Phú Ninh, một hồ chứa nước nhân tạo lớn tại tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo đó, hồ Phú Ninh, được hình thành bởi hệ thống đập bao gồm một đập chính cao 40m, dài 620m, cùng với một đập phụ. Hồ có diện tích lưu vực rộng lớn lên đến 235km² và dung tích trữ khổng lồ 344 triệu m³.

Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam, công trình hồ Phú Ninh được khởi công xây dựng vào cuối tháng 3 năm 1977. Để thực hiện dự án, khoảng 11.000 người dân sinh sống tại 4 xã trong khu vực lòng hồ, gồm Tam Sơn, Tam Lãnh, Tam Thái và Tam Dân, đã phải di dời để tạo mặt bằng thi công. Sau hơn 9 năm xây dựng đầy nỗ lực, đến ngày 27/3/1986, hồ Phú Ninh chính thức được khánh thành và đưa vào vận hành.

Hồ Phú Ninh kiêu hãnh khoác lên mình chiếc áo xanh của thiên nhiên bạn tặng (Ảnh: Internet)

Công trình hồ Phú Ninh được khởi công xây dựng vào cuối tháng 3 năm 1977 (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với vai trò thiết yếu trong phát triển kinh tế và nông nghiệp, hồ Phú Ninh cung cấp nước tưới cho hơn 23.000ha đất trồng lúa và hoa màu. Các khu vực được hưởng lợi trực tiếp bao gồm các huyện Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn, thành phố Tam Kỳ và một phần huyện Duy Xuyên, giúp đảm bảo sản xuất ổn định và cải thiện đời sống cho người dân trong vùng.

Đặc biệt, theo thông tin trên báo Dân Trí, trong mùa mưa lũ, hồ còn tham gia cắt lũ với dung tích phòng lũ đạt khoảng 116,8 triệu m³.

Ngày nay, hồ Phú Ninh không chỉ là công trình thủy lợi quan trọng mà còn là điểm du lịch nổi bật nhờ vẻ đẹp tự nhiên độc đáo. Với diện tích mặt nước rộng 3.433ha cùng 23.000ha rừng phòng hộ bao quanh, hồ sở hữu không gian yên bình, mặt nước xanh biếc và hệ động - thực vật phong phú. Đặc biệt, quần thể 32 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên mặt hồ khiến nơi đây được ví như một “hòn ngọc xanh” giữa miền Trung.

Công trình được khởi công vào cuối tháng 3/1977 (Ảnh: Internet)

Ngày nay, hồ Phú Ninh không chỉ là công trình thủy lợi quan trọng mà còn là điểm du lịch nổi bật (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài cảnh quan tuyệt đẹp, hệ sinh thái của hồ Phú Ninh còn nổi bật với nhiều loài động - thực vật quý hiếm, trong đó có những loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đa dạng và trù phú.

Khi đến hồ Phú Ninh, du khách sẽ được đắm mình trong bầu không khí trong lành, mát mẻ và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh diệp lục của rừng cây, nền trời xanh thẳm, và những đám mây trắng lững lờ trôi tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động. Mặt hồ như một tấm gương khổng lồ, phản chiếu sắc xanh từ bầu trời và núi rừng, biến đổi liên tục theo ánh sáng, khiến bất kỳ ai cũng khó lòng rời mắt.

Hồ Phú Ninh mùa nước cạn đẹp như tranh vẽ (Ảnh: Sưu tầm)

Khi đến hồ Phú Ninh, du khách sẽ được đắm mình trong bầu không khí trong lành, mát mẻ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có thể nói, hồ Phú Ninh không chỉ là nơi lý tưởng để khám phá thiên nhiên hoang sơ mà còn mang đến sự thanh bình, tĩnh lặng, giúp du khách tạm xa rời nhịp sống ồn ào của phố thị.

Với giá trị cảnh quan và sinh thái độc đáo, vào ngày 22/01/2009, hồ Phú Ninh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích danh thắng cấp Quốc gia, khẳng định ý nghĩa quan trọng của điểm đến này trong bản đồ du lịch Việt Nam.

>> Hồ chứa nước ngọt lớn nhất ĐBSCL 'rửa mặn' cho 60.000 hộ dân trong vùng sắp hoàn thành

Xóa sổ 3 xã, di dời 2.000 hộ dân, đào đắp hơn 38,7 triệu tấn đất đá: Việt Nam xây dựng công trình thủy lợi có đập đá đổ cao nhất Đông Nam Á

Hồ nước nhân tạo cao nhất Việt Nam top Đông Dương: Cảnh sắc tựa bồng lai, đường vào khó ngang 'lên trời'

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/di-doi-11000-ho-dan-cua-4-xa-viet-nam-xay-dung-cong-trinh-dai-thuy-nong-khong-lo-voi-dung-tich-phong-lu-tren-110-trieu-m3-nuoc-131023.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Di dời 11.000 hộ dân của 4 xã, Việt Nam xây dựng công trình đại thủy nông ‘khổng lồ’ với dung tích phòng lũ trên 110 triệu m3 nước
    POWERED BY ONECMS & INTECH