Điểm lại một số câu hỏi của HoREA trình lên Bộ Xây dựng

05-11-2022 09:51|Quốc Việt

HoREA đã trình lên một số câu hỏi, thắc mắc cần được Bộ trưởng Bộ Xây dựng giải đáp trong phiên chất vấn mới nhất của Quốc Hội.

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa mới có một số câu hỏi trình lên Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong phiên chất vấn của Quốc Hội.

Tại sao tình trạng "lệch pha cung cầu" vẫn chưa được giải quyết?

Trong vòng 5 năm qua, thị trường bất động sản đang luôn phải đối mặt với vấn đề "lệch pha" cung cầu, thiếu nguồn cung nhà ở nhất là những căn hộ vừa túi tiền của người dân lao động có thu nhập thấp.

Mặc dù thị trường hiện nay thiếu những ngôi nhà dành cho người dân lao động nhưng  những căn hộ tầm trung hoặc hạng sang ngày càng xuất hiện nhiều hơn dẫn đến giá nhà thì vẫn tăng trong khi tình trạng "sốt giá" liên tục trong nhiều năm qua.

HoREA mong muốn Bộ Xây dựng trả lời về việc tại sao tình trạng "lệch pha" vẫn chậm khắc phục?

2 đề xuất của Điều 27 Dự thảo Luật nhà ở liệu có phù hợp?

Tại Luật Nhà ở 2014 đã có công nhận 2 chế độ sở hữu nhà ở,  bao gồm: một là sở hữu nhà ở không xác định thời hạn gắn liền với quyền sử dụng đất ổn định lâu dài; hai là sở hữu nhà ở có thời hạn gắn liền với quyền sử dụng đất có thời hạn hoặc theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán nhà ở áp dụng đối với tất cả các loại nhà ở, gồm cả căn hộ nhà chung cư.

HoREA cho biết, trong Điều 27 Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) có đưa ra 2 đề xuất và hiệp mong muốn Bộ Xây dựng giải thích tại sao Bộ lại đề xuất lựa chọn phương án 1 sở hữu nhà chung cư có thời hạn áp dụng cho tất cả nhà chung cư xây dựng mới sau ngày Luật Nhà ở (mới) có hiệu lực, kể cả nhà chung cư xây dựng trên đất sử dụng ổn định lâu dài 

Ngoài ra, HoREA cũng mong muốn Bộ Xây dựng trả lời về việc liệu đề xuất trên có phù hợp với Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về nhà ở của công dân; có phù hợp với khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài; khoản 1 Điều 175 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định chế độ đất sử dụng ổn định lâu dài đối với đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng?

Liệu đề xuất trên có gây cản trở đối với việc thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Nhà ở 2014 yêu cầu Đối với đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì chủ yếu phát triển nhà chung cư và xây dựng nhà ở để cho thuê và khoản 4 Điều 6 Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định Tại khu vực nội thị thuộc đô thị loại đặc biệt, đô thị loại 1 thì chủ yếu phát triển nhà chung cư ?

Vì sao Luật Kinh doanh không bổ sung quy định đặt cọc?

Về Luật Kinh doanh, HoREA cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng trả lời câu hỏi: Vì sao Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) không bổ sung quy định về đặt cọc trước khi thiết lập Hợp đồng mua bán bất động sản để kiểm soát và ngăn chặn việc huy động vốn quá lớn (có trường hợp số tiền đặt cọc lên đến hơn 90% giá trị bất động sản) đối với bất động sản?

HoREA cho rằng, việc nhà ở chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh gây “rủi ro” cho khách hàng, nhà đầu tư và thị trường bất động sản và nếu có bổ sung thêm quy định đặt cọc sẽ xử lý được những bất cập do sự thiếu đồng bộ, thống nhất giữa Luật Kinh doanh bất động sản và Bộ Luật Dân sự liên quan đến hợp đồng mua bán bất động sản.

Vì sao các giao dịch bất động sản phải thông qua môi giới?

Hiện nay chất lượng môi giới bất động sản đang rất hạn chế, yếu kém, mới chỉ có khoảng 10% trong tổng số hơn 300.000 người môi giới mới có chứng chỉ hành nghề.

Thế nhưng trong Điều 60 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản quy định các giao dịch bất động sản phải thông qua sàn giao dịch môi giới bất động sản?

HoREA cho rằng, quy định này có thể dẫn đến tạo đặc quyền, đặc lợi cho các sàn giao dịch bất động sản và không bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng của doanh nghiệp. Và hiệp hội mong Bộ Xây dựng có thể giải thích về vấn đề trên?

Vẫn chưa có tiêu chuẩn đối với các phòng trọ, nhà ở xã hội

Tiêu chuẩn dành cho các phòng trọ hay nhà ở xã hội được HoREA đánh giá là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết do trong cả nước hiện có đến khoảng gần 1 triệu phòng trọ cho công nhân lao động và người thu nhập thấp đô thị thuê ở.

Theo HoREA, việc có tiêu chuẩn dành cho nhà ở xã hội, phòng trọ để nâng cao chất lượng phòng trọ cho thuê và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của địa phương.

Thế nhưng đến thời điểm hiện nay, Bộ Xây dựng chưa ban hành tiêu chuẩn thiết kế, điều kiện tối thiểu xây dựng nhà ở xã hội riêng lẻ do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng.

Vì vậy, HoREA mong muốn Bộ Xây dựng giải thích về vấn đề trên.

Bất cập về quy hoạch xây dựng

Cuối cùng, HoREA đề nghị Bộ Xây dựng xem xét tháo gỡ những bất cập trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng do trong đó có một số quy định không phù hợp với thực tế.

Xem thêm: Bộ trưởng Bộ TN&MT làm rõ vấn đề liên quan đến Dự thảo Luật Đất đai

Nhà triệu USD ngày càng nhiều, nhà ở bình dân tìm không ra!

Luật Đất đai 2024 chưa có hiệu lực đã bị chuyên gia ‘soi’ ra điểm hạn chế

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/die-m-la-i-mo-t-so-cau-ho-i-cu-a-horea-tri-nh-len-bo-xay-du-ng-156779.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Điểm lại một số câu hỏi của HoREA trình lên Bộ Xây dựng
    POWERED BY ONECMS & INTECH