Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 10/2022 khi giảm hơn 100 điểm và "thổi bay" gần 16,2 tỷ USD vốn hóa trên sàn HoSE. Bất chấp đà giảm của thị trường, nhiều cổ phiếu ghi nhận mức tăng mạnh lên đến 24%.
Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại tuần giao dịch đầy biến động khi có nhiều luồng thông tin quốc tế và trong nước tác động đáng kể tới tâm lý nhà đầu tư. VN-Index “bốc hơi” hơn 100 điểm về mức 1.174, tương đương giảm 7,97% so với tuần trước, "thổi bay" gần 413.700 tỷ đồng (gần 16,2 tỷ USD) vốn hóa HoSE. Nhiều cổ phiếu theo đó cũng giảm từ 10-25% giá trị khiến nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu lo lắng.
Trái ngược với đà giảm mạnh của thị trường, nhiều cổ phiếu “bơi ngược nước” khi ghi nhận mức tăng mạnh, thậm chí lên đến 24%.
Cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường - Gia Lai ghi nhận mức tăng mạnh nhất trên sàn HoSE trong tuần vừa qua. Bất chấp đà giảm hơn 100 điểm của thị trường, QCG vẫn bật tăng gần 24% và đóng cửa ở mức giá 17.850 đồng/cổ phiếu. Trong 5 phiên gần nhất, QCG đã có 3 phiên tăng kịch trần và 2 phiên tăng mạnh với biên độ trên 4%.
Tạm tính, sau chưa đầy 1 năm, cổ phiếu QCG đã tăng khoảng 31x% - gần như vượt trội so với các cổ phiếu penny cùng quy mô trong nhóm bất động sản.
Đà tăng của cổ phiếu QCG diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận gần 2.882 tỷ đồng nhận từ đối tác Sunny Island (liên quan đến Vạn Thịnh Phát).
Đáng chú ý, việc phải hoàn trả hàng nghìn tỷ đồng (bằng 28% tổng tài sản) trong bối cảnh tài chính không quá khả quan ngay lập tức đẩy Quốc Cường Gia Lai vào thế khó.
Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của QCG giảm còn 9.585 tỷ đồng trong đó lượng tiền mặt chỉ vỏn vẹn 28 tỷ. Nợ phải trả của doanh nghiệp ghi nhận 5.236 tỷ đồng trong đó 4.292 tỷ đồng là các khoản phải trả ngắn hạn khác (bao gồm 2.883 tỷ đồng tiền nhận của Sunny cho dự án Phước Kiển).
>> 'Vua penny' QCG: Một năm 3 nhịp 'tăng ga', chạy khỏe hơn 'dàn xế hộp' của doanh nhân Cường Đô la
Cổ phiếu QCG tăng hơn 24% trong tuần VN-Index giảm hơn 7,7% |
Tiếp đến là cổ phiếu TTE của CTCP Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh ghi nhận mức tăng 21,3%, CTCP Cao su Thống Nhất (TNC) tăng 13,3% trong tuần vừa qua.
Đáng chú ý, cổ phiếu QBS của CTCP Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình đã có “cú lội ngược dòng” với 3 phiên tăng trần vào cuối tuần qua đã khiến QBS lọt top các cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tuần qua với mức tăng 12,8%.
Trước đó, QBS đã có chuỗi phiên giảm mạnh hơn 40,6% từ mức giá 2.070 đồng/cp xuống mức 1.230 đồng/cp sau khi nhận thông báo từ HoSE về quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu. Được biết, doanh nghiệp này bị công ty kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2023 của công ty. Theo đó, hơn 69,3 triệu cổ phiếu QBS sẽ bị hủy niêm yết vào ngày 10/5 tới đây.
Cổ phiếu QBS tăng mạnh dù nhận thông báo bị hủy niêm yết bắt buộc |
Tương tự với QBS, cổ phiếu SCD của CTCP Nước Giải Khát Chương Dương thuộc diện bị hủy niêm yết bắt buộc do kết quả kinh doanh 3 năm liên tiếp bị lỗ và vốn điều lệ bị âm. Theo đó, PYN Elite - quỹ ngoại đến từ Phần Lan cũng có động thái bán 22.300 cổ phiếu SCD, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,17% xuống còn 4,9% và chính thức rời ghế cổ đông lớn.
Trong tuần qua, SCD là một trong những cổ phiếu ghi nhận sắc xanh hiếm hoi trong đà điều chỉnh 100 điểm của VN-Index với mức tăng 7,4% nhờ vào phiên kéo cận trần vào thứ 6 tuần qua.
>> Gần 20 tỷ USD ‘bốc hơi’ khỏi HoSE sau 1 tuần: Có nên bắt đáy trong cơn hoảng loạn?
Margin thị trường vượt đỉnh lịch sử, tình trạng 'căng cứng' chưa xuất hiện
Cập nhật: Đâu sẽ là sản phẩm đầu tiên được áp dụng khi KRX go-live đầu tháng 5?