Doanh nghiệp "tố" ngân hàng thiếu linh hoạt trong cho vay
Lãi suất không còn là vấn đề được doanh nghiệp đưa ra tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp vừa qua.
Hội nghị về tín dụng cho đồng bằng sông Cửu Long vốn được xem là “đến hẹn lại lên”. Năm nay với chủ đề tập trung vào cho vay lúa gạo và nuôi trông thuỷ sản, có 3 vấn đề lớn mà doanh nghiệp xuất khẩu các lĩnh vực này quan tâm nhất đó là: vốn, thị trường và cơ chế đặc thù.
Đơn cử như Tập đoàn Lộc Trời (LTG), doanh nghiệp sản xuất lúa gạo đang có chuỗi cung ứng từ A-Z lớn nhất Việt Nam mong muốn được có cơ chế vay ngắn hạn dài hơn 6 tháng do vòng quay vốn của Lộc trời từ lúc gieo trồng hạt gạo, đến thu mua rồi xuất khấu tới tận tay doanh nghiệp, siêu thị nước ngoài lên tới 18 tháng. Giám đốc tài chính Lộc Trời cũng bày tỏ: ”Chúng tôi đang có đơn hàng xuất khẩu gạo lớn bằng doanh số cả năm 2022 tuy nhiên, điều cần nhất là vốn với số tiền lên tới 15 – 16 ngàn tỷ. DN cũng mong được có cơ chế hỗ trợ”, vị này nói.
Nói về nhu cầu, ông Ngô Minh Hiển - TGĐ Công ty Thuỷ sản Cà Mau - cho hay, hiện gói vay hỗ trợ của các NHTM dành cho DN ở đây là 15 ngàn tỷ thì mới chỉ có 5.000 tỷ được cho vay ra tức là mức hỗ trợ mới đạt 30% trong điều kiện DN vẫn đang gặp khó khăn về vốn vay. Ngoài nguyện vọng ngành ngân hàng làm sao tăng cơ hội cho DN tiếp cận vốn, ông Hiền cũng khẳng định: “Tiền là một vấn đề còn lãnh đạo các tỉnh cũng cần xem xét cơ chế tìm kiểm đối tác, thị trường cho DN”
Ngoài ra, các ngân hàng thiếu linh hoạt trong việc cấp hạn mức. Theo ông Hiển, tôm tự nhiên ở tỉnh Cà Mau khai thác từ tháng 3 tới tháng 6 hàng năm, doanh nghiệp rất cần vốn để thu mua tôm của dân nhưng không được cấp hạn mức tín dụng kịp thời khiến dân bị thương lái ép giá, đến khi doanh nghiệp vay được vốn thì phải quay lại mua tôm với giá cao bởi trái vụ.
Do đó, ông Hiển mong muốn ngân hàng cần linh hoạt cấp hạn mức tùy theo thời điểm, tránh khi doanh nghiệp cần thì không vay được, khi muốn cho vay thì doanh nghiệp lại không cần nữa.
Ông Ngô Minh Hiển. |
Đại diện Công ty TNHH Lộc Vân, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết hiện đang vay vốn từ ngân hàng với lãi suất dao động từ 7,3%-9%/năm với kỳ hạn 6 tháng, mặc dù lãi suất đã giảm so với đầu năm 2023 tuy nhiên so với năm 2021 thì mức này vẫn cao.
Theo đó, đại diện Công ty Lộc Vân đề nghị NHNN cần có giải pháp chỉ đạo các NHTM hạ thêm lãi suất cho vay để các DN mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh. Bênh cạnh, cần linh hoạt cơ chế ho vay theo thời vụ phù hợp (chủ yếu liên quan đến tài sản thế chấp ngoài bất động sản như hợp đồng kinh tế).
Ngành ngân hàng cần tháo gỡ gì cho DN? Theo đại diện NHNN, về vốn, NHNN đã tìm đủ cách tạo điều kiện tối đa để DN tiếp cận được vốn, cho DN vay để họ bán được hàng, có nguồn tiền trả lại ngân hàng. Về cơ chế cũng đang tìm cách hỗ trợ, dự án nhất là bất động sản làm sao tháo gỡ được khó khăn pháp lý để triển khai .
Còn câu chuyện tạo thị trường, xúc tiến đầu tư thông qua quan hệ ngoại giao quan hệ sứ quán, làm sao tiếp tục khai thông được câu chuyện hàng hoá , trong nước làm sao khơi thông tạo thị trường trong nước , NHNN khẳng định cần sự vào cuộc của các cấp ngành.
“Muốn đẩy tín dụng cao hơn nữa, các ngân hàng phải thúc đẩy mình. Hạ lãi suất cho DN là hỗ trợ quan hệ cộng sinh. Hai tuần vừa qua, chúng tôi bật ra câu chuyện cho vay ngân hàng này, trả ngân hàng kia nếu không giảm lãi suất cho DN. Hiện có cả trăm ngân hàng, cả trong ngoài nước. ĐBSCL đều không dưới 10-15 chi nhánh/ tỉnh, riêng cần Thơ gần 30 chi nhánh ngân hàng. Chắc chắn, các NHTM sẽ cạnh tranh nhau nếu muốn cho vay khách hàng tốt với lãi suất cạnh tranh nhất có thể”, đại diện NHNN nhấn mạnh.
Giá vàng có tiếp tục tăng trong năm 2025?
Lãi suất ngân hàng hôm nay 12/12: Muôn kiểu tặng lãi suất cho khách gửi tiền