Đột quỵ có xảy ra khi đang ngủ không? Nghiên cứu trên 500.000 người tiết lộ liên hệ 'gây sốc' giữa ngáy ngủ và đột tử

08-04-2024 20:42|Linh Chi

Một nghiên cứu dựa trên khảo sát 500.000 người ở Trung Quốc cho thấy có những dấu hiệu đột quỵ liên quan đến khi ngủ nhưng không mấy người để ý.

  • Ngáy có thể tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ

Giáo sư Yu Canqing từ Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Bắc Kinh đã cùng nhóm nghiên cứu đưa ra bảng câu hỏi cho các đối tượng và phân chia thành hai nhóm: nhóm ngáy gồm 82.339 đối tượng và nhóm không ngáy. Dựa trên tình trạng của các đối tượng và phân tích ngẫu nhiên Mendelian để hiểu mối quan hệ giữa ngáy và đột quỵ, kết quả nghiên cứu cho thấy ngáy có mối tương quan thuận với đột quỵ.

Dựa trên các nghiên cứu của nhóm Nghiên cứu tiền cứu về các bệnh mãn tính của Trung Quốc, cứ tăng khả năng ngáy lên 0,5 lần thì nguy cơ đột quỵ do xuất huyết và đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng gấp đôi. Nhóm nghiên cứu đưa ra giải thích rằng ngáy và đột quỵ có mối liên hệ. Ngáy có thể gây thiếu oxy, rối loạn chức năng nội mô và căng thẳng oxy hóa trong cơ thể có thể dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, các rung động tần số cao do ngáy có thể truyền động mạch cảnh gây ra hiệu ứng tầng trên các tế bào thành động mạch dẫn đến tổn thương mạch máu và vỡ mảng bám.

Ngáy có thể tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Ảnh minh họa.

Ngáy có thể tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Ảnh minh họa.

Ngáy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vì thế nhóm nghiên cứu khuyến cáo mọi người nên cải thiện tình hình với các phương pháp sau:

- Thực hiện các bài tập miệng. Kéo lưỡi về phía trước và hướng lên trên, cố gắng liếm đầu mũi, cằm và tiếp tục trong 5 phút.

- Cải thiện tư thế ngủ: Những người ngáy nhẹ nên ngủ nghiêng về phía bên phải để giảm áp lực lên tim nhằm cải thiện tình trạng ngáy, đồng thời sử dụng gối có cấu trúc giúp đường hô hấp không bị cản trở nhằm giảm ngáy.

- Dụng cụ ngậm miệng: Dụng cụ ngậm miệng hay còn gọi là máy chống ngáy là một thiết bị y tế dùng để điều trị chứng ngáy, có thể sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua để tránh đau răng, khớp.

- Không dùng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích: Hút thuốc, uống rượu và dùng thuốc giảm đau có thể khiến cơ họng giãn ra, dễ gây ngáy hơn, uống rượu 4 đến 5 giờ trước khi đi ngủ có thể khiến tình trạng ngáy trầm trọng hơn.

  • Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ

Một nghiên cứu khác của Đại học Quốc gia Ireland giải thích mối liên hệ giữa chứng rối loạn giấc ngủ với đột quỵ cấp tính. Rối loạn giấc ngủ chủ yếu liên quan đến thời gian ngủ, giấc ngủ ngắn, ngáy, chất lượng giấc ngủ...

Nghiên cứu này tập trung vào những bệnh nhân bị đột quỵ cấp tính lần đầu tiên, bao gồm tổng cộng 4.496 mẫu nghiên cứu, với độ tuổi trung bình là 62 tuổi. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu về giấc ngủ của người tham gia nhằm đánh giá mối liên quan giữa triệu chứng rối loạn giấc ngủ và nguy cơ đột quỵ cấp tính.

Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ảnh minh họa.

Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ảnh minh họa.

Xét về thời lượng ngủ, nếu tính thời gian ngủ là 7 tiếng trung bình thì những người ngủ ít quá dễ bị đột quỵ hơn.

Về việc ngủ trưa, nếu ngủ trưa làm tăng nguy cơ đột quỵ hơn 1,59 lần và ngủ trưa hơn 1 giờ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 1,88 lần.

Về chất lượng giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn 1,52 lần và khó ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn có nguy cơ đột quỵ cao hơn 1,3 lần.

Điều quan trọng là có hơn 5 triệu chứng rối loạn giấc ngủ có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần so với những người không bị rối loạn giấc ngủ.

Nếu muốn cải thiện giấc ngủ một cách khoa học, hãy chú ý những vấn đề sau:

- Duy trì thói quen làm việc và nghỉ ngơi cố định.

- Tránh uống trà hoặc rượu trước khi đi ngủ và uống càng ít cà phê càng tốt.

- Tập thể dục thường xuyên, tăng tần suất tập thể dục ngoài trời.

- Thư giãn cơ thể và giữ tinh thần thoải mái trước khi đi ngủ.

- Môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái.

Theo Aboluowang

>>Người đàn ông bị đột quỵ và liệt nửa người chỉ vì một việc làm, bác sĩ chỉ ra 3 việc không nên làm sau bữa tối để bảo vệ sức khỏe

Những việc dễ làm nhưng phòng đột quỵ hiệu quả

Cảnh báo 2 thói quen nếu làm vào buổi sáng có thể tăng nguy cơ đột quỵ, bác sĩ khuyến cáo nên cẩn trọng khi thời tiết rét đậm

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dot-quy-co-xay-ra-khi-dang-ngu-khong-nghien-cuu-tren-500000-nguoi-tiet-lo-lien-he-gay-soc-giua-ngay-ngu-va-dot-tu-d119936.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đột quỵ có xảy ra khi đang ngủ không? Nghiên cứu trên 500.000 người tiết lộ liên hệ 'gây sốc' giữa ngáy ngủ và đột tử
    POWERED BY ONECMS & INTECH