Xã hội

Đường hầm khổng lồ bên trong lòng cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nối liền hòn đảo du lịch nổi tiếng

Mộng Kha 14/07/2024 - 11:58

Khác với nhiều công trình giao thông khác, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam sở hữu một “đường hầm” đặc biệt mà không phải ai cũng biết đến.

Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng), còn được biết đến là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam. Nhìn từ bên ngoài, hình ảnh cây cầu hiện lên sừng sững, vượt tầm mắt nhưng ít ai ngờ rằng bên dưới lòng cầu lại có một một "đường hầm" bí ẩn, ít ai biết tới.

Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng), còn được biết đến là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (Ảnh: Internet)

Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng), còn được biết đến là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (Ảnh: Internet)

Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện có tổng chiều dài 15,63km trong đó phần vượt biển dài 5,44km. Cầu thuộc dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện có điểm đầu từ nút Tân Vũ, kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại phường Tràng Cát, quận Hải An. Còn điểm cuối của cầu là cổng cảng Lạch Huyện, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng thuộc huyện Cát Hải. Với thông số ấn tượng, đây là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và là một trong những cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á.

Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện được thiết kế bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, có mặt cầu rộng 16m. Tổng mức đầu tư cho dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện là 11.849 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA từ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án đã hoàn thành và thông xe từ tháng 9/2017.

Cầu được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng (Ảnh: Internet)

Cầu được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng (Ảnh: Internet)

Cây cầu kết nối trực tiếp với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, quốc lộ 5, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long và cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Từ đó, cây cầu góp phần tạo thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, phục vụ vận tải hàng hóa ra cảng của khu vực tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện đi vào hoạt động còn giúp việc di chuyển bằng ô tô giữa trung tâm TP. Hải Phòng và đảo Cát Hải (Ảnh: Internet)

Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện đi vào hoạt động còn giúp việc di chuyển bằng ô tô giữa trung tâm TP. Hải Phòng và đảo Cát Hải (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, cầu Tân Vũ - Lạch Huyện đi vào hoạt động đã giúp việc di chuyển bằng ô tô giữa trung tâm TP. Hải Phòng và đảo Cát Hải chỉ mất khoảng 5 phút, so với hàng tiếng đồng hồ khi đi bằng phà trước đây. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tắc nghẽn và rủi ro giao thông mà còn thúc đẩy các hoạt động du lịch trên đảo phát triển hơn, mở ra nhiều cơ hội mới cho phát triển kinh tế và du lịch của vùng này.

“Đường hầm” đặc biệt ẩn mình dưới cầu

Khác với nhiều công trình giao thông khác, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam sở hữu một “đường hầm” đặc biệt mà không phải ai cũng biết đến.

Bên trong

Bên trong "đường hầm" đặc biệt (Ảnh: Báo Dân Trí)

Cụ thể, do cầu được xây dựng bằng phương pháp ghép nối các khoang đúc sẵn, mỗi khoang có chiều dài 60m. Tổng cộng có 88 khoang được liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một "đường hầm" đặc biệt dài 4,5km.

Về phần hầm cầu có chiều ngang 9m và cao trên 2,5m. Hệ thống cáp được lắp nối dài với nhau, mỗi khoang hầm cầu có 12 bó cáp dự ứng lực, đảm bảo vai trò chịu lực chính cho cầu. Các cáp này là phần cốt lõi trong việc vận hành của cầu vượt biển, cho phép phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến 80km/h trên 4 làn đường.

Hầm cầu có chiều ngang 9m và cao trên 2,5m (Ảnh: Internet)

Hầm cầu có chiều ngang 9m và cao trên 2,5m (Ảnh: Internet)

Sự kết hợp tinh vi giữa các khoang đúc sẵn và hệ thống cáp không chỉ mang lại độ bền và độ ổn định cho công trình, mà còn tạo ra một đường hầm kỹ thuật khổng lồ, có vai trò quan trọng dưới lòng cầu hiếm có.

Lối lên/xuống hầm cầu vượt biển chỉ dành cho bộ phận kỹ thuật làm việc (Ảnh: Báo Dân Trí)

Lối lên/xuống hầm cầu vượt biển chỉ dành cho bộ phận kỹ thuật làm việc (Ảnh: Báo Dân Trí)

Tuy nhiên "đường hầm” độc đáo này chỉ dành cho đội ngũ kỹ thuật và không cho phép người ngoài vào. Hệ thống chiếu sáng bên trong hầm cũng đã được lắp đặt để hỗ trợ trong việc duy tu và bảo dưỡng hầm cầu.

>> Cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, dẫn lối đến hòn đảo hoang sơ cảnh sắc đẹp như phim ngay miền Bắc nhưng ít người biết tới

Láng giềng Việt Nam dùng cỗ máy tự chế đào đường hầm xuyên qua dãy núi dài nhất thế giới, chạy thẳng dưới sông băng

Xây đường hầm đầu tiên chạy dưới lòng sông băng, Trung Quốc tự chế thiết bị gần 2.000 tấn đục xuyên một trong những dãy núi dài nhất thế giới

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/duong-ham-khong-lo-ben-trong-long-cau-vuot-bien-dai-nhat-viet-nam-noi-lien-hon-dao-du-lich-noi-tieng-d127632.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đường hầm khổng lồ bên trong lòng cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nối liền hòn đảo du lịch nổi tiếng
    POWERED BY ONECMS & INTECH