Đường sắt được chốt phương án phát triển, nhiều tuyến huyết mạch sẽ được khởi công sớm

02-03-2023 15:15|Quốc Anh

Theo quan điểm Bộ Chính trị, việc phát triển giao thông vận tải đường sắt sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Mới đây, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng (vừa được bầu làm Chủ tịch nước vào 2/3/2023) ký ban hành Kết luận số 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, về quan điểm Bộ Chính trị yêu cầu huy động tối đa các nguồn lực, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt hiện đại. Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là trục trọng điểm, khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối hiệu quả với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế.

Mục tiêu tổng quát là phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao. Vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang vận tải chính Đông - Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.

Đường sắt được chốt phương án phát triển, nhiều tuyến huyết mạch sẽ được khởi công sớm

Cụ thể hơn, đến năm 2025 phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026-2030 (Hà Nội - Vinh; TP.HCM - Nha Trang).

Đến năm 2030 tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có.

Tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu vận tải lớn (Hà Nội, TP.HCM...); phấn đấu khởi công một số tuyến kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế (Hà Nội - Hải Phòng, Biên Hòa - Vũng Tàu...), cửa khẩu quốc tế (Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Lạng Sơn...), cảng hàng không quốc tế (Thủ Thiêm - Long Thành), đường sắt vành đai phía Đông khu đầu mối Hà Nội (Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi); đối với tuyến TP.HCM - Cần Thơ đầu tư bằng phương thức đối tác công - tư (PPP) hoặc phương thức đầu tư khác phù hợp. Tiếp tục đầu tư hoàn thành tuyến Hà Nội - Hạ Long.

Đến năm 2045 hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và TP.HCM vào năm 2035. Hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045; tuyến đường sắt khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP.HCM; tuyến đường sắt kết nối với các đầu mối vận tải có lưu lượng lớn (cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế), các tỉnh Tây Nguyên; tuyến đường sắt ven biển, đường sắt xuyên Á.

Đường sắt nhẹ trên cao monorail dọc 2 bờ sông Hồng: Liệu có phá vỡ cảnh quan phố cổ Hà Nội?

Tuyến metro số 1 'đứng trước nguy cơ' chậm tiến độ, có thể không triển khai đúng kế hoạch

Đường sắt chạy nhiều tàu du lịch miền Trung dịp Hè

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/duong-sat-duoc-chot-phuong-an-phat-trien-nhieu-tuyen-huyet-mach-se-duoc-khoi-cong-som-171807.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đường sắt được chốt phương án phát triển, nhiều tuyến huyết mạch sẽ được khởi công sớm
POWERED BY ONECMS & INTECH