DXY thủng mốc 103, tỷ giá USD/VND hạ nhiệt, tiền bơm ròng trở lại

29-11-2023 12:43|Hải Băng

Phiên ngày 28/11, Chỉ số sức mạnh đồng đô la (DXY) trượt giá xuống dưới mốc 103, mức thấp nhất hơn ba tháng. Tỷ giá trong nước tiếp diễn đà giảm, dòng tiền qua kênh tính phiếu bơm ròng trở lại trong tháng 11.

Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) giảm thêm 0,44 % trong phiên ngày 28/11, xuống dưới mức 102,73 điểm. Sau khi đạt đỉnh tại 107,3, hiện DXY đã giảm 4% tính từ đầu tháng 11 đến nay. Như vậy, xu hướng giảm của đồng USD trong hai tuần vừa qua vẫn đang được duy trì.

Cổ phiếu thép giữ vai trò dẫn dắt, Nhà đầu tư đang kì vọng điều gì ở nhóm ngành này?
Theo Trading view

Đà giảm của DXY bắt đầu từ cuộc họp FOMC vào ngày 1/11, Fed đã nhất trí giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% như dự đoán của thị trường. Ngoài ra, Fed tái khẳng định quan điểm rằng suy thoái kinh tế đã bị loại bỏ khỏi dự báo của họ.

Gần đây, Thống đốc Fed Christopher Waller - người có tiếng nói diều hâu và có ảnh hưởng tại ngân hàng trung ương - hôm nay thứ Ba đã cảnh báo về khả năng cắt giảm lãi suất trong những tháng tới, tạo ra thị trường kỳ vọng rằng lãi suất Mỹ đã đạt được đỉnh cao.

Trước diễn biến của DXY, tỉ giá trong nước tiếp đà hạ nhiệt. Cụ thể, tại phiên giao dịch buổi sáng ngày 29/11, cặp USD/VND đang được giao dịch ở mức 24,200, giảm 2,6% từ đỉnh ngày 1/11.

Cổ phiếu thép giữ vai trò dẫn dắt, Nhà đầu tư đang kì vọng điều gì ở nhóm ngành này?
Theo: Investing.com

Nhìn lại áp lực tỷ giá neo cao trong quý 2 và quý 3, đã buộc Ngân hàng Nhà nước hút tiền qua kênh tín phiếu từ cuối tháng 9, với quy mô tính tới phiên ngày 8/11 là hơn 360.000 tỷ đồng. Sau những phiên đầu hút ròng ở mức 10.000 - 20.000 tỷ đồng, từ cuối tháng 10, khối lượng bắt đầu giảm bớt. Từ đầu tháng 11, quy mô phát hành tín phiếu mỗi phiên giảm về dưới 10.000 tỷ đồng.

Kể từ ngày 9/11, Ngân hàng Nhà nước đã tạm dừng việc phát hành tín phiếu mới, đồng nghĩa ngừng hút tiền về từ kênh này. Số tiền hút ròng từ các tín phiếu kì hạn 28 ngày được bơm ròng trở lại thị trường trong tháng 11.

Ngoài ra, áp lực tỷ giá hạ nhiệt giúp Ngân hàng Nhà nước có thêm dư địa để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm thúc đẩy nền kinh tế, bám sát các mục tiêu vĩ mô cho giai đoạn cuối năm 2023.

BRICS gặp ‘báo động’: Quốc gia nòng cốt ‘quay lưng’ với kế hoạch lớn, quá trình phi USD hóa có nguy cơ thất bại hoàn toàn?

Chứng khoán 2025: Ba câu hỏi lớn cần lời giải

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dxy-thung-moc-103-ty-gia-usdvnd-ha-nhiet-tien-bom-rong-tro-lai-213158.html
Bài liên quan
  • Chuyên gia lý giải: Tỷ giá USD/VND tăng mạnh không phải vì DXY
    Tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” diễn ra ngày 03/01/2025 tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế đã làm rõ rằng tỷ giá USD/VND tăng không chỉ do chỉ số Dollar Index (DXY). Thay vào đó, yếu tố nội tại của nền kinh tế Việt Nam mới là nguyên nhân chính khiến áp lực tỷ giá gia tăng.
  • Đồng USD tăng mạnh: NHNN đối phó ra sao trước áp lực tỷ giá?
    Với vai trò "người gác cổng" của thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang triển khai hàng loạt biện pháp để chống lại áp lực ngày một gia tăng từ đồng bạc xanh.
  • Tỷ giá USD/VND lập đỉnh lịch sử, NHNN tăng cường bán USD ổn định thị trường
    Trong bối cảnh thị trường ngoại hối Việt Nam chứng kiến những biến động mạnh mẽ và tỷ giá USD/VND liên tục lập đỉnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để bình ổn tỷ giá.
  • TTCK 3 tuần cuối năm 2024, chú ý câu chuyện tỷ giá USD và chính sách BoJ
    Ngay sau phiên tăng mạnh 27 điểm, thị trường chứng khoán có dấu hiệu chững lại với những biến động giằng co, đặt ra nghi vấn: Liệu phiên 5/12 có phải là một "bẫy tăng giá" (bull trap)? Thị trường sẽ diễn biến ra sao trong tháng 12?
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    DXY thủng mốc 103, tỷ giá USD/VND hạ nhiệt, tiền bơm ròng trở lại
    POWERED BY ONECMS & INTECH