Điểm đến

Ga đường sắt cao tốc ở độ sâu hơn 100m dưới lòng đất, rộng gần 40.000m2, nằm ngay dưới chân Di sản thế giới của UNESCO

Nhật Linh 27/01/2024 00:14

Đây còn được mệnh danh là ga tàu cao tốc dưới lòng đất lớn nhất và sâu nhất thế giới.

Ga Bát Đạt Lĩnh toạ lạc tại huyện Diên Khánh, Bắc Kinh, Trung Quốc được mệnh danh là ga tàu cao tốc dưới lòng đất lớn nhất và sâu nhất thế giới. Tuyến tàu cao tốc sẽ đi qua một điểm dừng đặc biệt là ga Bát Đạt Lĩnh - đoạn trường thành được viếng thăm nhiều nhất trong quần thể Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.

Tuyến tàu cao tốc sẽ đi qua một điểm dừng đặc biệt là ga Bát Đạt Lĩnh - đoạn trường thành được viếng thăm nhiều nhất trong quần thể Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc

Tuyến tàu cao tốc sẽ đi qua một điểm dừng đặc biệt là ga Bát Đạt Lĩnh - đoạn trường thành được viếng thăm nhiều nhất trong quần thể Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc

Ga Bát Đạt Lĩnh được khởi công năm 2016 và mất 3 năm xây dựng. Giới chức Trung Quốc đã chọn phương án xây đường hầm và nhà ga tàu cao tốc sâu dưới lòng đất để tránh gây ảnh hưởng lên công trình lịch sử Bát Đạt Lĩnh.

Ở độ sâu 102m trên diện tích hơn 36.000m2, công trình gồm 3 tầng. Việc xây dựng một nhà ga phức tạp như vậy, bao gồm hệ thống đường hầm dài 12km thuộc Di sản thế giới được UNESCO công nhận là một việc không hề dễ dàng.

Thang máy dẫn xuống ga Trường thành Bát Đạt Lĩnh

Thang máy dẫn xuống ga Trường thành Bát Đạt Lĩnh

Theo truyền thông của Trung Quốc, các kỹ sư đã sử dụng thiết bị nổ điện tử để xác định thời gian chính xác của chất nổ xuống tới từng mili giây và cho phép công nhân duy trì tốc độ rung dưới 0,2 cm/giây. Điều này có nghĩa là mọi vụ nổ đều phải tính toán rất tỉ mỉ và có độ chính xác cực cao nhằm đảm bảo tác động bên dưới không lớn hơn một bước chân lên công trình Vạn Lý Trường Thành.

Tuyến đường sắt cao tốc đã rút ngắn hành trình đi từ thủ đô Bắc Kinh tới Vạn Lý Trường Thành từ khoảng 1,5 tiếng xuống chỉ còn 27 phút. Nếu vào lúc cao điểm xảy ra tắc nghẽn giao thông, việc di chuyển trước đó sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Nhà ga cách cáp treo Vạn Lý Trường Thành chỉ vài phút và cách điểm bắt đầu của công trình lịch sử này khoảng 800m. Đây cũng là nơi có thang cuốn dài thứ 2 của Trung Quốc, với chiều dài 88m và cao 42m.

Ga tàu cao tốc Bát Đạt Lĩnh tại Bắc Kinh

Ga tàu cao tốc Bát Đạt Lĩnh tại Bắc Kinh

Do khoảng cách tới sân ga, cổng ga sẽ đóng 12 phút trước khi khởi hành chuyến tàu cuối cùng. Trong khi đó, các nhà ga khác tại Trung Quốc thường đóng trước 5 phút. Điều này nhằm đảm bảo hành khách đủ thời gian di chuyển qua các khu sân ga rộng lớn.

Ga Bát Đạt Lĩnh nằm trong tuyến tàu cao tốc nối Bắc Kinh với thành phố Trương Gia Khẩu

Ga Bát Đạt Lĩnh nằm trong tuyến tàu cao tốc nối Bắc Kinh với thành phố Trương Gia Khẩu

Tại nhà ga Bát Đạt Lĩnh và các nhà ga khác thuộc hệ thống, robot và thiết bị nhận diện khuôn mặt được lắp đặt để hỗ trợ hành khách tìm đường, quản lý hành lý và làm thủ tục điện tử lên tàu.

Công trình này cũng là một phần trong hệ thống tàu cao tốc tự lái kết nối giữa Bắc Kinh và thành phố Trương Gia Khẩu được sử dụng để chở vận động viên, người tham gia Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022.

>> Quốc gia gần Việt Nam xây tuyến tàu cao tốc đầu tiên tại Đông Nam Á: Chi phí tỷ đô, công nghệ hiện đại chống chọi được cả động đất, lũ lụt

Hầm đường sắt xuyên biển 90.000 tỷ đồng dài bậc nhất thế giới nằm ở độ sâu 240m dưới đáy biển, sử dụng 2.900 tấn thuốc nổ và 168.000 tấn sắt để thông hầm

Hầm cao tốc xuyên hồ trị giá 38.000 tỷ đồng dài gần 11km, dùng tới 330.000 tấn thép, như một 'kỳ quan mới' dưới lòng hồ

Đường hầm kết nối đường sắt và đường bộ dài nhất thế giới: Nằm ở độ sâu 40m dưới lòng đại dương, kết nối vận tải của hai quốc gia, rút ngắn một nửa thời gian đi lại so với thông thường

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ga-duong-sat-cao-toc-o-do-sau-hon-100m-duoi-long-dat-rong-gan-40000m2-nam-ngay-duoi-chan-di-san-the-gioi-cua-unesco-d115555.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ga đường sắt cao tốc ở độ sâu hơn 100m dưới lòng đất, rộng gần 40.000m2, nằm ngay dưới chân Di sản thế giới của UNESCO
POWERED BY ONECMS & INTECH