Giá chung cư tại Hà Nội 2 tháng đầu năm 2023 tăng từ 9% - 16% ở tất cả các phân khúc. Trong khi giá đất nền tại một số khu vực giảm đến 30%. Đây có phải cơ hội để đầu tư?
Nhu cầu tìm mua chung cư quá “hot” khiến giá nhà tăng cao
Chung cư là loại hình bất động sản bán duy nhất có mức độ quan tâm tăng trong 2 tháng đầu năm nay, với mức tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đất nền, nhà riêng, nhà mặt phố, biệt thự đều giảm từ 17% - 54%.
Tín hiệu này phần nào thể hiện xu hướng khách hàng đã tìm kiếm, nghe ngóng nhiều hơn về các cơ hội mua căn hộ chung cư. Lãi suất ngân hàng có dấu hiệu giảm, cùng với các chính sách, chủ trương hỗ trợ thị trường bất động sản gần đây, đã có tác động khá tích cực đến tâm lý người mua nhà.
Giá rao bán và cho thuê chung cư tại Hà Nội và TP.HCM tiếp tục đà tăng. Cụ thể, tháng 2/2023, giá rao bán căn hộ phân khúc trung cấp (35 - 55 triệu đồng/m2) và cao cấp (trên 55 triệu đồng/m2) tại TP.HCM tăng lần lượt là 3% và 6% so với cùng kỳ năm trước. Căn hộ bình dân (dưới 35 triệu đồng/m2) dường như không có dấu hiệu tăng.
Trong khi đó, giá rao bán chung cư Hà Nội tăng mạnh hơn TP.HCM gấp nhiều lần. Cụ thể, mặt bằng giá căn hộ bình dân (dưới 30 triệu đồng/m2) tăng 16%; trung cấp (30 – 50 triệu đồng/m2) tăng 17% và cao cấp (trên 50 triệu đồng/m2) tăng 9%.
Trong tháng đầu năm nay, giá cho thuê trung bình của căn hộ chung cư ở Hà Nội và TP.HCM tăng lần lượt là 8% và 4% so với năm 2022, neo ở khoảng 13 triệu đồng/căn/tháng. Mặt bằng giá bán chung cư cũng không giảm mặc dù thanh khoản còn gặp nhiều rào cản.
Giá đất nền đang giảm, nhà đầu tư có nên mua tích sản?
Hiện nay, giá đất nền đều giảm từ 10-15%. Thậm chí, một số khu vực ở Sóc Sơn, chủ đất còn chấp nhận cắt lỗ tới 30%.
Theo khảo sát của một đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản ghi nhận, giá đất nền tại Hà Nội đã bắt đầu sụt giảm từ cuối năm 2022. Đơn cử như Mê Linh, Thanh Oai, Thạch Thất, Đan Phượng, giá đất nền trong dân giảm trung bình 10-20%. Cá biệt, có chủ đất cần tiền gấp, sẵn sàng cắt lỗ tới 30%.
Trong quan điểm của giới đầu tư, đất nền từng được ví như kênh đầu tư vua nhờ khả năng tăng giá trị cao, đặc biệt thời điểm sốt đất. Tâm lý của người mua luôn chuộng đất nền bởi tính thanh khoản tốt, khả năng tăng giá mạnh. Theo thống kê của Bộ xây dựng, năm 2022, tổng lượng giao dịch bất động sản thành công trên thị trường là khoảng 785 ngàn giao dịch, trong đó 80% đến từ đất nền.
Nếu đất ở những khu vực có hạ tầng, tiện ích tốt, hay cạnh khu công nghiệp thì mặt bằng giá sẽ ổn định và có dư địa tăng giá. Còn những loại đất đầu tư không có giá trị sử dụng, chỉ mang tính chất “nước lên bèo lên”, mua xong để đó thì giá sẽ giảm.
Những tỉnh có lượng FDI lớn như: Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng... đều là những nơi giá đất nền có mặt bằng giá ổn định, ít khi có sự sụt giảm. Còn những địa phương nào gần như không có yếu tố về mặt kinh tế thì khả năng sẽ giảm về đúng mức giá trước khi xảy ra những cơn sốt đất.
Đất nền hiện là loại hình ghi nhận thanh khoản kém do trước đó các nhà đầu tư mua đi – bán lại dựa trên phần giá trị gia tăng của đất. Nhưng loại hình này không đánh vào nhu cầu ở thực. Trong khi đó, trở ngại về lãi suất cho vay, room tín dụng cũng như tính thanh khoản khiến phân khúc đất nền trầm lắng.
Năm 2023 có thể là thời điểm tốt để nhà đầu tư đang nắm tiền mặt tiếp cận bất động sản có giá tốt sau một khoảng thời gian dài thị trường phát triển mạnh và mặt bằng giá cao.
Hà Nội sẽ không còn chung cư dưới 50 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Bất động sản Hà Nội: Khu vực nào đang có giá 'mềm' và có tiềm năng tăng giá trong tương lai?