Giới khoa học bất ngờ tìm ra ‘vật lạ’ hơn 200 triệu tuổi khiến lịch sử tiến hóa thay đổi
Phát hiện mới này đã dịch chuyển nguồn gốc của toàn bộ nhóm thằn lằn - rắn, được gọi là Squamata, lùi lại 35 triệu năm so với thông tin trước đây.
Theo SciTech Daily, hóa thạch một loài bò sát có niên đại 205 triệu năm đã được tìm thấy. Cụ thể, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol (Anh) xác nhận đây là đại diện cổ xưa nhất của thằn lằn hiện đại được tìm thấy trên Trái Đất.
Họ đặt tên cho loài bò sát là Cryptovaranoides microlanius và mô tả nó là một mẫu vật "làm rung chuyển lịch sử tiến hóa". Được biết, phát hiện mới này đã dịch chuyển nguồn gốc của toàn bộ nhóm thằn lằn - rắn, được gọi là Squamata, lùi lại 35 triệu năm so với thông tin trước đây.
Nghiên cứu chỉ ra loài bò sát này sở hữu một hàm răng cực kỳ sắc nhọn, có thể cắt đôi con mồi một cách dễ dàng.
Mặc dù ban đầu, việc phân loại họ bò sát Cryptovaranoides vẫn còn gây tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng chúng thuộc nhóm archosauromorph - có quan hệ họ hàng gần hơn với cá sấu và khủng long.
Tuy nhiên mẫu vật mới được tìm thấy này đã giúp xác nhận rõ rằng dòng dõi này đúng là thằn lằn.
Giáo sư Mike Benton nhấn mạnh: “Các chi tiết về hộp sọ, hàm, răng và xương chi khẳng định Cryptovaranoides là thằn lằn, không phải thuộc archosauromorph. Trong bài báo mới, chúng tôi đã cung cấp hình ảnh chi tiết, bao gồm cả ảnh chụp 3D để cộng đồng khoa học có thể kiểm chứng”.
Theo SciTech Daily
Những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của châu Âu năm 2025
Big Tech bị phạt tiền, chặn truy cập nếu vi phạm luật an toàn trực tuyến tại Anh