'Hạ Long trên cạn' sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương, chuẩn bị quỹ đất xây 2 sân bay chuyên dụng

14-03-2024 04:39|Ngọc Trà

Trong quy hoạch của tỉnh này, đến năm 2035 sẽ có hai sân bay chuyên dùng tại huyện Yên Khánh và huyện Nho Quan.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, đến năm 2030 Ninh Bình sẽ là tỉnh đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Mục tiêu của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tốc độ tăng trưởng GRDP (so với năm 2010) đạt 9,2%; phấn đấu là một trong 10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.

Quy hoạch này là "đòn bẩy" để đến năm 2035, Ninh Bình là một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương...

636468744555016676-1709631748156

Quang cảnh khu du lịch Tràng An

Theo quy hoạch đến năm 2050, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ hợp nhất trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh - đô thị di sản thiên niên kỷ. Như vậy, sau khi hợp nhất, diện tích của TP Ninh Bình sẽ gấp 3 lần, từ 47km2 lên 150km2.

Thành phố công nghiệp - dịch vụ Tam Điệp là đô thị loại II. 5 đô thị loại IV (các huyện: Gia Viễn, Kim Sơn, Nho Quan và các thị trấn mở rộng: Yên Ninh, Yên Thịnh). 2 đô thị chức năng: Gián Khẩu, Bình Minh và các đô thị khác thành lập theo nhu cầu phát triển.

Ninh Bình trong tương lai sẽ có tới 2 cao tốc; 8 tuyến đường quốc lộ và tuyến đường bộ ven biển chạy qua; có 28 tuyến đường tỉnh và 8 tuyến đường kết nối và hệ thống các bến xe, bến bãi.

>> 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan' tại cung đường hùng vĩ nhất Việt Nam 'lột xác' sau cuộc đại trùng tu

Về đường sắt, tỉnh có đường sắt Hà Nội - TP. HCM; đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chạy qua; 3 tuyến đường sắt chuyên dụng; 5 ga đường sắt; đồng thời có 15 tuyến đường thủy nội địa địa phương với quy mô từ cấp VI.

Đặc biệt, quy hoạch nêu rõ, tỉnh sẽ dự trữ quỹ đất phát triển một sân bay chuyên dùng tại huyện Yên Khánh và một sân bay chuyên dùng phục vụ phát triển du lịch tại huyện Nho Quan.

Trước đó, vào năm 2022, Ninh Bình đã đề xuất bổ sung cảng hàng không dự kiến tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh, quy mô cấp 4C, có thể đón các loại máy bay như A320, A321. Dự kiến, cảng hàng không sẽ đón 8-9 triệu lượt khách mỗi năm, trong đó khoảng 2,5 triệu khách quốc tế. Tỉnh Ninh Bình đề xuất tư nhân đầu tư theo hình thức PPP, nhà nước chỉ xây dựng kết cấu hạ tầng kết nối.

>> Rùng rợn cảnh hàng trăm biệt thự 'ma' lạnh lẽo nằm ngắm biển ở dải đất đẹp nhất miền Trung

Quy hoạch 1.000ha đất làm cơ sở đào tạo nhân lực vùng sân bay Long Thành

Quy hoạch 1.000ha đất làm cơ sở đào tạo nhân lực vùng sân bay Long Thành

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ha-long-tren-can-se-len-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-chuan-bi-quy-dat-xay-2-san-bay-chuyen-dung-d117940.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    'Hạ Long trên cạn' sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương, chuẩn bị quỹ đất xây 2 sân bay chuyên dụng
    POWERED BY ONECMS & INTECH