Bất động sản

"Hãi hùng" thời kỳ bất động sản lao đao, cư dân hàng loạt quốc gia châu Âu sống trong nơm nớp lo sợ có thể thành vô gia cư bất cứ lúc nào

Phương Uyên 26/09/2023 21:30

Các quốc gia châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở. Gần như cứ 2 người thuê nhà, 1 người lo ngại mất chỗ ở khi không đủ tiền thuê hoặc lo ngại chủ nhà bất ngờ chấm dứt hợp đồng.

European-Real-Estate1

Nguồn: Cafeland.vn

Trong khi cuộc chiến chống lạm phát tại châu Âu chưa có hồi kết, một vấn đề mới đang lan rộng tại nhiều quốc gia của "lục địa già". Đó chính là chi phí nhà ở, cả trong thị trường mua lẫn thuê.

Theo thống kê, 1/3 thu nhập của người dân châu Âu đổ vào tiền thuê nhà, cộng thêm các chi phí sinh hoạt khác thì đây là gánh nặng. Người thuê nhà đang là những người lo lắng nhất vì họ có thể bị trục xuất khỏi nơi cư ngụ của mình bất cứ lúc nào.

Cuộc khủng hoảng nhà ở đã gây tâm lý hoang mang cho nhiều người thuê nhà tại Anh

Tại Anh, giá nhà thuê tăng cao do chi phí vay thế chấp tăng và người ta không muốn đầu cơ vào nhà cửa nữa.

Theo dữ liệu thống kê, giá thuê nhà đang ở mức cao nhất từ năm 2016 trong khi nhà ở mới thì lại khan hiếm, các dự án hầu như đình trệ.

Tình trạng này khiến nhiều địa phương xuất hiện vô số người vô gia cư dù trước đây không hề có.

thuebds-1675222859-1675222875-5785-1675222881

Nguồn: Vnexpress.net

Đơn cử như Oldham, trước đây từng là thành phố có giá thuê nhà tương đối phải chăng nhưng gần đây tỷ lệ người vô gia cư tăng gần gấp đôi mức trung bình toàn quốc, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý 1/2023, số hộ gia đình trở thành vô gia cư do chủ nhà quyết định bán hoặc tăng tiền thuê lên 27% so với năm ngoái.

Bộ Nhà ở và Cộng đồng cho biết đã cung cấp 2 tỷ bảng (2,4 tỷ USD) cho các Hội đồng địa phương trong vòng ba năm để giải quyết tình trạng vô gia cư. Các Hội đồng có nhiệm vụ đảm bảo không để gia đình nào không có chỗ ở và nguồn tài trợ của chính phủ có thể được sử dụng để giúp mọi người tìm nhà mới, làm việc với chủ nhà để không bị trục xuất hoặc trả tiền cho chỗ ở tạm thời.

Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Đức đang có nguy cơ biến thành khủng hoảng xã hội

Theo thông tin từ Hãng Thông tấn AFP, nhiều năm nay, lãi suất thấp kỷ lục và nhu cầu nhà tăng vọt đã giúp các dự án mới tại Đức bùng nổ. Đầu tư vào thị trường bất động sản cũng tăng vọt.

Tuy nhiên, giá tiêu dùng tăng mạnh sau chiến sự Nga - Ukraine đã buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất liên tiếp để ghìm lạm phát. Việc này khiến lãi vay mua nhà tăng cao, làm giảm giá nhà đất cũng như lợi nhuận của các dự án bất động sản.

Các công ty xây dựng còn chịu tác động từ chi phí nguyên vật liệu tăng. Vấn đề này đã bắt đầu từ trong đại dịch, nhưng trầm trọng hơn dưới tác động của chiến sự. "Nhà đầu tư không còn biết làm thế nào để có lời từ các dự án nữa", Tim-Oliver Mueller - Chủ tịch liên đoàn ngành xây dựng Đức (HDB) cho biết.

33vk7l9-highres-1695635939-6726-1695636091

Một dấu hiệu của cuộc khủng hoảng nhà đất tại Đức khi một đại gia lớn của nước này là Vonovia đã phải dừng 60.000 dự án.

Chính phủ nước này cam kết xây 400.000 nhà mỗi năm để giải quyết tình trạng thiếu hụt, do nhu cầu từ lao động nước ngoài và người tị nạn. Tuy nhiên, nửa đầu năm, số giấy phép xây dựng được cấp ra giảm 25% so với năm ngoái.

Các chuyên gia cho rằng số giấy phép mới năm nay và năm sau cũng sẽ chẳng khá hơn. Khi số nhà xây mới giảm, giá thuê lại tăng, càng siết túi tiền của các hộ gia đình.

Bộ trưởng Nhà ở Đức Klara Geywitz gần đây công bố kế hoạch hỗ trợ chỗ ở cho các gia đình. Bà cũng cam kết đầu tư 1 tỷ Euro từ nay đến năm 2025 để có nhà ở cho sinh viên.

Bồ Đào Nha tìm cách tăng nguồn cung nhà ở xã hội để thoát khủng hoảng

bdn38383893983

Nguồn: Baodienbienphu.com.vn

Trong bối cảnh đó, nguồn cung nhà ở, đặc biệt là nhà ở giá rẻ, cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Thậm chí, nó còn có thể là giải pháp cho khủng hoảng nhà ở. Chính phủ Bồ Đào Nha vừa đưa ra một chính sách nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội giá thuê rẻ, đồng thời thúc đẩy thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản Bồ Đào Nha đang hồi phục nhẹ, nhưng doanh số còn rất xa thời huy hoàng vài năm trước. Thời điểm đó, cứ đầu tư bất động sản là cầm chắc có lãi nhưng nhà ở thương mại bây giờ không còn sinh lãi được nữa.

Chính phủ Bồ Đào Nha nhận thấy, hiện là thời điểm tốt để tăng quỹ nhà ở xã hội, loại nhà ở với tiện nghi tối thiểu dành cho những người thu nhập thấp, đồng thời cũng là cách bơm tiền hỗ trợ thị trường bất động sản.

Tờ Diário de Notícias giải thích: "Chính phủ đứng ra trực tiếp thuê bất động sản của cá nhân và doanh nghiệp, thanh toán tiền thuê cho chủ nhà, sau đó cho các hộ gia đình thu nhập thấp thuê lại với giá thuê phải chăng, với các điều kiện giống như khi cho thuê nhà ở xã hội. Đối tượng thụ hưởng là những người dưới 35 tuổi, cha mẹ đơn thân, các hộ gia đình có thu nhập sụt giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước". Mục đích của chương trình, theo bài báo, là để chi phí thuê nhà không vượt quá 35% tổng thu nhập hộ gia đình.

Kế hoạch có tên gọi "Thuê để cho thuê lại" không rõ sẽ tốn kém cho ngân sách Bồ Đào Nha bao nhiêu. Đối với giới đầu tư bất động sản, đối với ngành xây dựng nhà ở, đây là một cơ hội tốt trong bối cảnh thị trường ảm đạm.

Ngôi làng châu Âu bán nhà với giá chỉ... 26.000 đồng cho người Mỹ muốn 'trốn' ông Trump

Gần 40 năm chuẩn bị và 17 năm thi công liên tục, hơn 2.500 công nhân xây hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/hang-loat-quoc-gia-chau-au-roi-vao-thoi-ki-khung-hoang-nha-o-nguoi-thue-co-the-vo-gia-cu-bat-ki-luc-nao-d109045.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    "Hãi hùng" thời kỳ bất động sản lao đao, cư dân hàng loạt quốc gia châu Âu sống trong nơm nớp lo sợ có thể thành vô gia cư bất cứ lúc nào
    POWERED BY ONECMS & INTECH