Tài chính Ngân hàng

Hệ sinh thái khủng phía sau những "ông chủ" ngân hàng

Thủy Trúc 25/11/2023 18:45

Nhiều "ông chủ" dù chỉ đứng tên lãnh đạo tại các ngân hàng nhưng phía sau là cả một hệ sinh thái khủng.

Vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB đang là tâm điểm hiện nay. Kết luận điều tra vụ án cho thấy cá nhân bà Trương Mỹ Lan chỉ sở hữu dưới 5% cổ phần ngân hàng SCB như quy định. Tuy vậy để điều khiển hoạt động, biến SCB thành công cụ tài chính, bà Lan đã nhờ các pháp nhân/cá nhân khác đứng tên hộ. Hơn 91% vốn cổ phần của SCB thuộc sở hữu của nhóm bà Lan.

Việc nắm quyền chi phối giúp Trương Mỹ Lan dễ dàng lập các hồ sơ khống rút tiền từ SCB. Hơn 1,06 triệu tỷ đồng đã được rút ra, tổng dư nợ đến ngày khởi tố hơn 677.000 tỷ đồng. Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng.

>>Trương Mỹ Lan, "phù thuỷ" của "đế chế" Vạn Thịnh Phát và hành trình thâu tóm, rút hơn 1 triệu tỷ đồng từ SCB

Những con số “khủng” đó đã dấy lên những lo ngại về sở hữu chéo khiến vấn đề được bàn luận sôi nổi tại phiên họp của các đại biểu quốc hội lần này. Đại biểu Phạm Văn Hòa của Đồng Tháp cho rằng điều quan trọng là cần lưu ý đến thực trạng những ông chủ thực sự đứng sau các ngân hàng hiện nay, xem xét các cổ đông cùng tham gia với ông chủ này.

Những đại án rúng động ngành ngân hàng một thời

Trước vụ án đang khởi tố liên quan SCB và Trương Mỹ Lan, ngành ngân hàng cũng đã có không ít đại án rúng động. Những đại án đó vẫn được nhắc tới như một ví dụ kinh điển. Có thể kể đến những đại án như vụ liên quan ông Trầm Bê, bầu Kiên, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh…

Ông Trầm Bê được nhắc tới với vụ thâu tóm lịch sử của ngành ngân hàng khi gia nhập Sacombank và sáp Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank). Năm 2017 đại án Phạm Công Danh xảy ra, Trầm Bê bị khởi tố, bắt tạm giam về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng.

Liên quan vụ án, ông Trầm Bê còn bị xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng cộng ông Trầm Bê bị xử 7 năm tù, và vừa mới ra tù chưa lâu.

>>Hồ sơ doanh nhân Trầm Bê: Sau đại án rúng động ngành ngân hàng, gia tộc họ Trầm còn lại những gì?

Trước đại án Phạm Công Danh, ngành ngân hàng còn chứng kiến những vụ án rúng động khác. Điển hình trong số đoa là vụ án ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và Huỳnh Thị Huyền Như tại Ngân hàng Á Châu (ACB). Ông Nguyễn Đức Kiên bị tố cáo với 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.

Ở vụ án bầu Kiên, ông Nguyễn Đức Kiên đã vay ACB hơn 2.400 tỷ đồng và dùng tiền đó mua cổ phần, cổ phiếu rồi lại thế chấp lại các khoản vay ban đầu… ngoài ra còn ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào Vietinbank ăn chênh lệch lãi suất…

>>ACB dưới thời Chủ tịch Trần Hùng Huy đang ra sao sau biến cố rúng động ngành ngân hàng?

Trước hệ lụy từ những đại án trước đó, và mới đây xảy ra tại Vạn Thịnh Phát, SCB, nhiều lo ngại xảy ra trước tình trạng có những ông chủ với hệ sinh thái khủng đứng sau các ngân hàng, đại biểu Quốc hội đoàn Đồng Tháp Phạm Văn Hòa còn nhấn mạnh “Nếu chúng ta không kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn sẽ lại xảy ra trường hợp như SCB”.

Screenshot 2023-11-25 at 13.49.40

Hệ sinh thái khủng phía sau những ông chủ nhà băng

Trong giới tài chính, tên tuổi ông Dương Công Minh được nhắc tới từ rất lâu, đặc biệt năm 2017 khi ông nhậm chức Chủ tịch Sacombank (STB) sau đại án rúng động ngành ngân hàng liên quan Phạm Công Danh và Trầm Bê. Thời điểm đó ông Minh sở hữu gần 62,57 triệu cổ phiếu STB (tỷ lệ 3,31%) và giữ nguyên số cổ phiếu này cho đến nay.

Năm 2018 là năm nhiều biến động nhất với ghế nóng quyền lực nhà băng và doanh nghiệp khi Luật tín dụng sửa đổi được áp dụng. Theo thống kê lúc đó, có đến 37 trường hợp một vị lãnh đạo kiêm nhiệm ở ít nhất 2 vị trí.

Ông Dương Công Minh lúc đó mới nhậm chức Chủ tịch HĐQT Sacombank (tháng 6/2017) được nửa năm. Thời điểm đó ông cũng là Chủ tịch HĐQT của CTCP Him Lam. Buộc phải đưa ra lựa chọn, ông Dương Công Minh từng phát biểu “sẽ từ chức khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty Him Lam để tập trung việc tái cơ cấu Sacombank”. Phát biểu lúc đó hiện vẫn đăng trên trang chủ Him Lam, ông Dương Công Minh cho biết ông sở hữu 99% cổ phần của Him Lam. Từ đó đến nay Công ty Him Lam chưa có cập nhật thay đổi cơ cấu sở hữu.

>>Sacombank (STB) sau thời doanh nhân Đặng Văn Thành đang kinh doanh ra sao

Him Lam tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Him Lam, thành lập từ năm 1994 với ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản và đầu tư tài chính, hiện do ông Dương Công Hùng làm Tổng Giám đốc. Gần đây nhất, tháng 3/2023 Him Lam cập nhật thông tin tăng vốn điều lệ từ 6.500 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng.

Năm 2007 Him Lam nổi lên với dự án Khu đô thị mới Him Lam Tân Hưng quy mô 58,4ha – đây là tiền đề khiến Him Lam quyết định chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần để tiện mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp tổ chức ngày 1/8/2022 tại Hà Nội, ông Dương Công Minh phát biểu “với vai trò là chủ Tập đoàn Him Lam” có những đề xuất về chính sách nhà ở xã hội, và khẳng định “như doanh nghiệp của chúng tôi đã sẵn sàng đăng ký tham gia 75.000 căn hộ đến năm 2023…

Hệ sinh thái Him Lam là tên tuổi có tiếng trên thị trường tài chính, bất động sản. Mảng bất động sản được quản lý chính bởi CTCP Kinh doanh địa ốc Him Lam (Him Lam Land). Báo cáo các chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2022 của Him Land Land cho thấy vốn chủ sở hữu đến 31/12/2022 đạt 2.145 tỷ đồng. Lãi sau thuế năm 2022 cũng rất “khủng” với 2.380 tỷ đồng, gấp gần 14 lần năm 2021. Song núi nợ khổng lồ gấp 6,9 lần vốn chủ sở hữu, lên mức 14.800 tỷ đồng càng khiến nhà đầu tư chú ý hơn.

Screenshot 2023-11-25 at 09.50.16

Giai đoạn đầu năm 2023 khi thị trường chứng khoán có nhiều biến động, đặc biệt sự kiện cổ phiếu DIG giảm Địa ốc Him Lam lại nổi lên với những thông tin liên quan đến việc sở hữu/bán chốt lãi cổ phiếu DIG. Sự việc dẫn tới việc nhà đầu tư đi tìm bóng dáng của Him Lam tại DIC Corp.

>>Đáp án cho biến số Him Lam tại DIC Corp (DIG): Bí ẩn đến từ cái tên

Him Lam Land mới đây còn gây bất ngờ khi “tiến quân” vào lĩnh vực hàng không, mua 7,6% vốn điều lệ của CTCP Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SGN) trở thành cổ đông lớn sở hữu 7,6%. Tuy nhiên sau đó không lâu đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5%.

Đến những giao dịch thế chấp của CTCP Him Lam cũng khá thú vị khi phần lớn những giao dịch phát sinh tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank – mã chứng khoán LPB). Trong đó giao dịch gần đây nhất tài sản đảm bảo là “Quyền tài sản” và các lợi ích phát sinh từ Dự án Khu nhà ở Him Lam – Lô Y tại quận 7 thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó tháng 7/2023 là hợp đồng đảm bảo mà tài sản thế chấp là “toàn bộ khoản lợi thu được từ hoạt động đầu tư khai thác kinh doanh phát sinh từ dự án”…

5

Nhắc tới Ngân hàng LPBank, ông Dương Công Minh một thời cũng là chủ tịch HĐQT của ngân hàng này, còn CTCP Him Lam là cổ đông lớn. Tuy vậy tháng 6/2017 Him Lam thoái sạch 96,7 triệu cổ phiếu. Động thái này lúc đó được xem là “dọn đường” để ông Dương Công Minh về với Sacombank.

Ở thời điểm hiện tại LPBank do ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) làm Chủ tịch HĐQT (từ tháng 12/2022). Mới đây cuối tháng 9/2023 bầu Thụy gia tăng sở hữu bằng cách mua thêm 13,8 triệu cổ phiếu, nâng tổng lượng sở hữu lên 61,63 triệu đơn vị.

Tại LPBank ngoài ông Thụy còn có một thành viên khác là ông Nguyễn Văn Thùy, em trai bầu Thụy. Ông Thùy mới gia nhập LPBank chưa đầy 1 tháng trước khi được bầu bổ sung vào Hội đồng quản trị ngân hàng. Ông Thùy được giới thiệu có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm tại nhiều tổ chức, trong đó còn là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xuân Thành.

>>Em trai bầu Thụy giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT sau chưa đầy 1 tháng gia nhập LPBank (LPB)

Nói về bầu Thụy, doanh nhân nổi tiếng trên thương trường gắn liền với hệ sinh thái Xuân Thành và Thaiholdings, Thaigroup, còn được gọi thân thiết bằng cái tên bầu Thụy do những ảnh hưởng trong làng túc cầu.

Hệ sinh thái Xuân Thành xuất phát điểm từ ông Nguyễn Xuân Thành, người sáng lập nên Tổ hợp xây dựng Bình Minh và sau này đổi tên thành Tập đoàn kinh tế Xuân Thành. Những người con của ông Xuân Thành đều nổi tiếng, mỗi người đều xây dựng nên những đế chế riêng.

Con cả Nguyễn Văn Thiện là chủ tịch của Xuân Thiện group. Tập đoàn Xuân Thiện thành lập năm 2000 hoạt động trong các lĩnh vực thủy điện, điện mặt trời, điện gió, nông nghiệp ứng dụng cao, khách sạn nghỉ dưỡng. Hiện ông Thiện năm 55% cổ phần tại Xuân Thiện Group, số còn lại do các thành viên người nhà nắm giữ.

>>Chân dung những người con nổi bật của đế chế Xuân Thành

Ông Nguyễn Xuân Thủy, em trai bầu Thụy cũng là người có tiếng trong làng túc cầu, trờ thành ông bầu trẻ nhất trong làng bóng đá Việt thời điểm đó khi tiếp nhận chức Chủ tịch CLB Bóng đá Xi măng Xuân Thành Sài Gòn từ anh trai. Hiện ông Thủy đang điều hành mảng xi năng nhà Xuân Thành, là Tổng Giám đốc CTCP Xi măng Xuân Thành.

Cậu út Nguyễn Đức Hạnh còn trẻ tuổi, chưa chính thức điều hành công ty nào trong hệ sinh thái gia đình nhưng đã đứng tên khối tài sản nghìn tỷ tại Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và phát triển Xuân Thành.

4

Còn bầu Thụy, người được xem là kế nghiệp gia đình, làm Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thành trước khi đổi tên thành Thaigroup. Ông còn là người sáng lập Thaiholdings và đưa doanh nghiệp lên giao dịch trên sàn chứng khoán với mã THD.

Thaiholdings - Thaigroup từng được nhắc tới nhiều nhất vào năm 2022 khi vụ Tân Hoàng Minh bị khởi tố, lô đất vàng 11A Cát Linh bị trả lại cho Công ty Bình Minh. Từ sự kiện này, nhà đầu tư chú ý tới những chi tiết trên báo cáo tài chính, đến những khoản mua bán công ty con đầy bất ngờ. Và đặc biệt là việc lập công ty vũ trụ Thaispace với vốn điều lệ khủng hay vụ thâu tóm đất vàng khách sạn Kim Liên…

Song những liên quan đến Thaiholdings với bầu Thụy đã phải tạm “gác lại” khi cuối 2021 bầu Thụy đặt chân vào lĩnh vực ngân hàng, mua cổ phần LPBank và lên nhậm chức Chủ tịch HĐQT sau đó không lâu. Sau vụ Tân Hoàng Minh, cổ phiếu THD lao dốc, bầu Thụy thông báo bán sạch vốn, rời khỏi chức vụ Chủ tịch HĐQT của Thaiholdings.

Ông Nguyễn Đức Thụy rời khỏi, hiện tại Thaiholdings có tân Chủ tịch HĐQT – chính là ông Nguyễn Văn Thuyết, em trai ông Thụy – thay anh lên điều hành công ty.

Screenshot 2023-11-25 at 13.52.58

Nhắc tới các doanh nhân thành đạt là lãnh đạo ngân hàng, cũng không quên nhắc tới ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – mã chứng khoán TPB).

Tại TPBank, ông Đỗ Minh Phú không sở hữu cổ phiếu nào, tuy vậy ái nữ Đỗ Vũ Phương Anh và con trai Đỗ Minh Đức đang nắm mỗi người hơn 24,48 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,11%) – và không giữ chức vụ tại TPBank. Em trai Đỗ Anh Tú hiện đang sở hữu hơn 81,62 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,71%) - là Phó Chủ tịch HĐQT TPBank - và em dâu 1,94 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,09%).

Họ tên
Số cổ phiếu
Tỷ lệ
Mối quan hệ
Đỗ Minh Đức
24.486.463
1,11%
Con trai ông Phú
Đỗ Vũ Phương Anh
24.486.463
1,11%
Con gái ông Phú
Đỗ Anh Tú
81.621.556
3,71%
Em trai ông Phú, Phó Chủ tịch Ngân hàng
Trung Thị Lâm
1.964.794
0,09%
Em dâu, vợ ông Tú
Đỗ Quỳnh Anh
67.576.434
3,07%
Con ông Tú
Đỗ Minh Quân
73.532.935
3,34%
Con ông Tú

>>Hai người con chủ tịch Ngân hàng TPBank (TPB) lên nắm quyền điều hành tập đoàn DOJI

Nói đến ông Đỗ Minh Phú - vị doanh nhân gắn liền với thương hiệu Vàng bạc đá quý Doji. Doji thành lập tháng 4/2017, do ông Đỗ Minh Phú làm tổng giám đốc. Cơ cấu sở hữu vốn do ông Đỗ Minh Phú năm 70%, 30% còn lại do 2 người con Đỗ Vũ Phương Anh và Đỗ Minh Đức đứng tên.

Tháng 4/2018 ông Đỗ Minh Đức lên thay cha ở vị trí Tổng Giám đốc. Mới đây nhất tháng 9/2023 Doji có tiếp sự thay đổi nhân sự, cô con gái Đỗ Vũ Phương Anh được bầu làm Tổng Giám đốc còn em trai Đỗ Minh Phú được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực.

Doji những năm gần đây cũng thường xuyên tăng vốn điều lệ. Lần gần đây nhất, tháng 1/2022 công ty tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng, tuy vậy cơ cấu cổ đông không thay đổi kể từ khi thành lập.

3

Doji kinh doanh khá bấp bênh khi năm 2022 lãi đột biến trên 1.000 tỷ đồng, trong khi những năm trước đó báo lãi vài trăm tỷ đồng. Kinh doanh lãi mỏng, Doji lại đang "gánh" khoản nợ phải trả gần gấp đôi vốn chủ sở hữu, lên 13.200 tỷ đồng.

Screenshot 2023-11-25 at 14.05.02

Ngược lại với các lựa chọn của những doanh nhân trên đứng về phía ngân hàng, bà Nguyễn Thị Nga là một trong số những doanh nhân thời đó chọn nghiêng về phía doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Nga gắn liền với hệ sinh thái BRG.

Năm 1993 bà Nga thành lập Tập đoàn BRG với ngành nghề kinh doanh ban đầu là xuất nhập khẩu. Ngày nay BRG được biết đến là đế chế hoạt động trong cả lĩnh vực tài chính ngân hàng, sân golf, bất động sản, khách sạn nghỉ dưỡng.

>>Madam Nguyễn Thị Nga - nữ doanh nhân khẳng định thương hiệu Việt trên bản đồ thế giới

Là người phụ nữ “dám nghĩ dám làm” bà Nguyễn Thị Nga đã chi hàng triệu đô để thâu tóm khách sạn nghỉ dưỡng hạng sang như: khách sạn Hilton Hanoi Opera, Hilton Garden Inn Hanoi (Trần Hưng Đạo), Khách sạn Sông Nhuệ (Hà Đông). Năm 2016, bà Nga mua lại khách sạn Sedona Suites Hanoi (nay là Diamond Westlake Suit) từ Tập đoàn Keppel Land Ltđ của Singapore với giá 31,5 triệu USD.

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, bà Nga luôn kín tiếng, chỉ sau khi thương vụ mua lại Hilton Hanoi Opera ngã ngũ rất lâu, giới tài chính mới biết chủ nhân của khách sạn này là bà Nguyễn Thị Nga sau khi mua lại từ chủ sở hữu nước ngoài vào hồi 2012.

3

Không chỉ biết đến là Chủ tịch Tập đoàn BRG, Madame Nguyễn Thị Nga còn được biết đến là nguyên Chủ tịch HĐQT SeABank (SSB).

Trước đó bà Nga đã có 11 năm giữ chức Chủ tịch HĐQT, năm 2018, theo quy định, bà Nga lựa chọn đứng đầu doanh nghiệp rời nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Seabank, lui về làm Phó Chủ tịch thường trực. Ngoài ra tại Seabank, con gái bà Nga, bà Lê Thu Thủy được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT cũng từ tháng 4/2018.

>>Đại biểu Quốc hội: Nếu không kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn sẽ xảy ra trường hợp như SCB

>>Thống đốc nói gì về việc chặn "đại gia" sở hữu chéo, chi phối trong ngân hàng?

Chủ tịch 8X của Chứng khoán LPBank nâng sở hữu lên 14% trước thềm LPBS tăng vốn khủng

Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát: Hàng chục nghìn tỷ nằm trong tay vài người

Những lo ngại khi Sacombank có dự định trở thành cổ đông của Bamboo Airways

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/he-sinh-thai-khung-phia-sau-nhung-ong-chu-nha-bang-d112037.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hệ sinh thái khủng phía sau những "ông chủ" ngân hàng
POWERED BY ONECMS & INTECH