Xã hội

Hồ chứa thủy điện dung tích 5 tỷ m3 gặp sự cố, 500 triệu m3 nước đổ xuống hạ lưu, gần 7.000 người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất

Thùy Dung 13/09/2024 16:09

Sự cố tại thủy điện tỷ đô đã gây ra hậu quả vô cùng nặng nề ở vùng lân cận và khu vực hạ lưu.

Sự cố thủy điện nghiêm trọng tại Lào xảy ra vào đêm 23/7/2018 tại công trình thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy. Đây được coi là một trong những sự cố lịch sử của quốc gia này. Vụ vỡ đập đã khiến 0,5 tỷ m3 nước, lượng nước này tương đương với hơn 2 triệu bể bơi Olympic tràn xuống hạ lưu, gây hậu quả nghiêm trọng. Hàng loạt khu dân cư bị ngập lụt, khiến khoảng 7.000 người mất nhà cửa, ít nhất 100 người mất tích và nhiều người thuộc 6 ngôi làng ở huyện Sanamxay (tỉnh Attapeu, Đông Nam Lào) thiệt mạng.

Hồ chứa thủy điện dung tích 5 tỷ m3 gặp sự cố, 500 triệu m3 nước đổ xuống hạ lưu, gần 7.000 người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất - ảnh 1
Hình ảnh hiện trường sự cố tại thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy. Ảnh: Internet

Phần đập bị vỡ được xác định là một đập phụ có nhiệm vụ giữ nước khi các đập chính phải chịu áp lực quá lớn. Trước khi xảy ra sự cố, công ty năng lượng Xe Pian-Xe Namnoy (PNPC) - đơn vị quản lý và vận hành công trình đã phát cảnh báo về nguy cơ vỡ đập, dự đoán rằng khoảng 5 tỷ m3 nước có thể đổ xuống sông Xe Pian nếu tình hình xấu đi.

Theo nguồn tin từ Power Technology, công trình thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy có tổng vốn đầu tư lên đến 1,02 tỷ USD và được xây dựng, điều hành bởi PNPC. Đây là một liên doanh giữa công ty điện lực Ratchaburi của Thái Lan, Western Power của Hàn Quốc và tập đoàn đầu tư Laos Holding State Enterprise của chính phủ Lào.

Dự án thủy điện này được xây dựng trên diện tích 238 hecta tại cao nguyên Bolaven, cách thủ đô Vientiane khoảng 550km về phía Đông Nam. Chính phủ Lào đã ký hợp đồng cho PNPC thuê đất với thời hạn 32 năm để xây dựng và vận hành công trình.

Đáng chú ý, Xe Pian-Xe Namnoy cũng là dự án xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) đầu tiên mà các tập đoàn Hàn Quốc tham gia tại Lào. Quá trình nghiên cứu tính khả thi hoàn thành vào tháng 11/2008, công trình được khởi công vào tháng 2/2013 và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động thương mại vào đầu năm 2019.

Hồ chứa thủy điện dung tích 5 tỷ m3 gặp sự cố, 500 triệu m3 nước đổ xuống hạ lưu, gần 7.000 người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất - ảnh 2
Sự cố lịch sử này đã khiến cho hàng ngàn người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Ảnh: Internet

Dự án bao gồm ba con đập: Houay Makchan, Xe Pian và Xe Namnoy, được xây dựng trên các nhánh của sông Mekong. Ngoài ra, dự án còn có một hồ chứa nước trên sông Xe Namnoy với độ sâu 73 mét và chiều dài 1.600 mét, đủ khả năng tích trữ hơn một tỷ m3 nước, phần lớn lượng nước được lấy từ các lưu vực sông Houay Makchan và Xe Pian.

Nhà máy điện của dự án được trang bị 4 máy phát điện với tổng công suất 410 megawatt. Nguồn năng lượng này được tạo ra nhờ dòng nước đổ từ độ cao 630 mét xuống các tổ máy phát điện, sau đó chảy qua các kênh ngầm và dẫn ra sông Xe Kong.

90% sản lượng điện từ nhà máy thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan, phần còn lại sẽ hòa vào lưới điện quốc gia.

Việc xây dựng các đập thủy điện ở Lào chủ yếu nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu năng lượng. Tuy nhiên, các dự án này thường gây tranh cãi do lo ngại về tác động xấu đến môi trường và việc di dời các cộng đồng dân cư. Hiện tại, Lào có 10 đập thủy điện đang hoạt động, 10-20 công trình đang xây dựng, và hàng chục dự án khác đang trong giai đoạn lên kế hoạch.

Hai năm sau khi xảy ra sự cố lịch sử, Lào cho xây dựng đập phụ thay thế công trình đã vỡ. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng xác định mục tiêu đến năm 2030, cả nước có 100 thủy điện được vận hành, đưa thủy điện vẫn là một trong các động lực kinh tế chính của đất nước. Sự cố vỡ đập tại nhà máy thủy điện Xepien-Xenamnoy là một bài học lớn cho Lào, khiến chính phủ nước này phải xem xét lại các tiêu chuẩn an toàn trong phát triển thủy điện để tránh thiệt hại về người và của. Giờ đây, chính phủ Lào đã thúc đẩy hoạt động giám sát và kiểm định kỹ thuật mọi dự án thủy điện trên đất nước này.

>> Nguy cơ vỡ đập thủy điện cao nhất 'siêu cường thế giới', chính quyền địa phương phát lệnh khẩn cấp sơ tán 200.000 người, 23.000 binh sỹ và phi công vào vị trí

Vụ vỡ đập thủy điện từng được kỷ lục Guinness cho là ‘tồi tệ nhất thế giới’, ‘nuốt chửng’ hàng chục nghìn sinh mạng và biến cả vùng đất rộng lớn thành ‘thị trấn ma’ hoang tàn

Nguy cơ vỡ đập thủy điện lớn nhất, một quốc gia từng phát lệnh sơ tán khẩn cấp 24.000 dân, đội cứu hộ 1.700 người lập tức hành động

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/ho-chua-thuy-dien-dung-tich-5-ty-m3-gap-su-co-500-trieu-m3-nuoc-do-xuong-ha-luu-gan-7000-nguoi-roi-vao-canh-man-troi-chieu-dat-126766.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hồ chứa thủy điện dung tích 5 tỷ m3 gặp sự cố, 500 triệu m3 nước đổ xuống hạ lưu, gần 7.000 người rơi vào cảnh màn trời chiếu đất
    POWERED BY ONECMS & INTECH