Chứng khoán

Họ Vin không gánh nổi thị trường, VN-Index rơi trở lại mốc 1.100

Đức Hậu 25/10/2023 15:16

Dù hàng triệu cổ phiếu dư bán giá sàn đã được hấp thụ song cuối phiên VNE vẫn giảm hết biên độ. VN-Index cũng đảo chiều.

15h:

Thị trường chứng khoán giảm trở lại trong phiên giao dịch giữa tuần. VN-Index giảm 4,24 điểm còn 1.101,7 điểm; HNX-Index giảm 1,88 điểm trong khi UPCoM-Index kịp hồi trở lại tham chiếu trước giờ đóng cửa.

Mức tăng 2,9% của cổ phiếu VIC, 1,2% của MWG, 0,7% của VHM là không đủ để gồng gánh chỉ số. Sức ép giảm điểm tại GAS, VIB, FPT, BCM, BID, MSN, STB, CTG, VNM (cùng trên 1%) khiến thị trường chuyển đỏ dù phần lớn thời gian giao dịch tăng giá.

Xem thêm: Cổ phiếu MWG và cuộc "di cư" mạnh nhất của dòng tiền khối ngoại

Mặt khác, việc 2 mã đầu ngành phân bón là DCM và DPM có thêm phiên giảm mạnh (-5,5% và 3,2%), cùng với DXG (-3,1%), GEX (-2,8%), NLG (-2,6%),... cũng tác động tiêu cực lên VN-Index.

Bất động sản, bán lẻ là các nhóm lớn còn tăng điểm nhẹ. Ngược chiều, chứng khoán, thiết bị điện giảm trên 1%.

Nhóm cổ phiếu mía đường có phiên giao dịch tích cực khi CBS, QNS, SBT, LSS tăng từ 1 - 3%; một số đại diện nhóm bất động sản còn tăng giá bên cạnh VIC - VHM còn có NVL, PDR, IDJ, TCH,...

Cổ phiếu VNE dù không còn tình trạng chất bán giá sàn song vẫn đóng cửa giảm hết biên độ (phiên giảm sàn thứ 7 liên tiếp) qua đó nối dài chuỗi giảm giá lên con số 12 phiên liên tiếp.

Thanh khoản trên cả 3 sàn phiên hôm nay đạt 12.200 tỷ đồng - cải thiện nhẹ so với phiên trước đó.

Khối ngoại có phiên bán ròng mạnh nhất trên HOSE sau 7 phiên, giá trị bán tăng lên mức 557 tỷ đồng; tâm điểm rút vốn diễn ra tại VRE, VIX, SHS, DPM, HDB, SSI, VIC, DCM với khối lượng từ 1 - 2,2 triệu cp.

Trong khi đó, không mã nào được mua ròng trên 1 triệu đơn vị trong phiên này.

oiuu.png

Xem thêm: Cổ phiếu DCM giảm 20% sau 7 phiên, nguy cơ vỡ nền MA200?

14h15:

Thị trường bước vào trạng thái rung lắc hẹp sau 13h30 trước khi chuyển đỏ nhẹ tại thời điểm 14h. Sắc đỏ lấn lướt trở lại trên 2 sàn niêm yết đồng thời biên độ tăng ở nhiều mã cũng thu hẹp đáng kể.

Dấu ấn lớn lúc này là mức tăng hơn 3% của VIC. Đây cũng là mã đóng góp tích cực cho thị trường chung. Xếp sau, các mã VHM, HPG, GVR đang tăng trên 1% giá trị.

vicci.png

11h30:

Sắc xanh vẫn chiếm ưu thế trên bảng điện tử sau phiên hồi tích cực chiều qua, đặc biệt là nhóm bất động sản vẫn duy trì được phong độ. Các nhóm ngân hàng, chứng khoán và thép cũng giao dịch tích cực giúp VN-Index duy trì đà tăng.

Chốt phiên sáng, VN-Index tăng 3,32 điểm (+0,3%) lên 1.109,22 điểm; HNX-Index tăng 0,89 điểm lên sát mốc 230. Thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể với 6.100 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Ở nhóm bất động sản, VHM - VIC là nhân tố chủ lực gồng gánh chỉ số; các mã NVL, PDR và DIG tăng khá tốt về giá và thanh khoản trong khi DXG quay đầu giảm điểm.

Cổ phiếu CTD dẫn đầu phe tăng ở nhóm hạ tầng - xây dựng với mức 4,7% (có thời điểm tăng trần).

Nhóm thép cũng giao dịch tích cực trong đó HPG tăng 1,9%, HSG tăng 2%, POM tăng 2,3%, VGS tăng 2%, TVN tăng 1,6%,...

8,4 triệu cổ phiếu đã tham gia giải cứu giá sàn tại VNE sáng nay. Mã bước vào giờ nghỉ tạm giảm 3,6% còn 6.700 đồng qua đó nối dài nhịp giảm giảm giá lên con số 12 phiên liên tiếp.

ndo.png

Khối ngoại bán ròng 314 tỷ đồng trên sàn HOSE trong đó DCM là mã duy nhất bị bán trên mức 1 triệu cp. Cổ phiếu MWG cũng không còn hiện diện trong Top 10 mã bị bán mạnh nhất thị trường.

10h55:

VN-Index duy trì trạng thái tăng điểm ngay sát mốc 1.110. Nhiều cổ phiếu nới rộng biên độ tăng giá như PVC (+9,2%), API (+7%), IDJ (+5,2%), APS (+4,5%), PDR (+4,4%), PC1 (+4%), NVL (+3,3%), VIX (+3,1%), DGW (+3%), HAH (+2,8%),...

Ở nhóm xây dựng, CTD có thời điểm tăng lên mức giá trần 56.600 đồng/cp (phiên thứ 2 liên tiếp); các mã DPG, LCG, CC1 cũng tăng từ 1 - 2,5%.

Trạng thái tích cực cũng được ghi nhận ở nhóm thép.

Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với cùng thời điểm phiên trước, giá trị giao dịch trên 3 sàn đạt hơn 5.300 tỷ đồng.

10h:

Thị trường chứng khoán duy trì sắc xanh nhẹ ngay sau mở cửa phiên giao dịch ngày 25/10. Sắc xanh tạm thời chiếm ưu thế ở trên cả 3 sàn song lực cầu yếu ớt khiến đà tăng ở hầu hết nhóm cổ phiếu vẫn chỉ giữ ở mức cầm chừng.

Nhóm VN30 có 16 mã tăng và 8 mã giảm. VJC, VCB, BCM đang kìm hãm chỉ số với biên độ giảm trên 1%. Ngược lại, bộ đôi cổ phiếu nhà Vin cùng với HPG, ACB, GVR đang tác động tích cực trong đó VIC tăng 1,2% lên sát mức 44.000 đồng/cp; VHM tăng 2,5% lên 45.700 đồng/cp.

Hôm qua, bộ 3 doanh nghiệp nhóm Vingroup đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng với tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng. Chi tiết tại đây...

Cùng với các cổ phiếu họ Vin, một số mã ngành bất động sản như PDR, HAR, NVL, TCH, LDG,... hay các đại diện nhóm hạ tầng - xây dựng cũng giao dịch tích cực

Trong khi đó, cổ phiếu HPG cũng ghi nhận mức tăng 2,5% lên 24.600 đồng/cp (anh cả ngành thép hiện chưa công bố báo cáo tài chính). Theo sau, nhóm HSG, NKG, TLH, POM,... cũng tăng giá dưới 3%

Nhóm cổ phiếu phân bón tiếp tục giảm điểm trong đó DCMgiảm gần 3%; DPM giảm 1,1%, BFC giảm 1,2%,... Sự phân hóa đang diễn ra ở nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Nhóm dầu khí phân hóa rõ nét trong đó PVS tăng mạnh nhất với mức 8% trong ngày phát hành 21,2 triệu cổ phiếu thưởng; cổ phiếu PVB, PVS, OIL, PSH, BSR, PLX, PVD biến động hẹp quanh mức tham chiếu.

Xem thêm: Cổ phiếu VNE giảm sàn 7 phiên liên tiếp, cuộc giải cứu đã xuất hiện

Công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hợp tác đầu tư 1,2 tỷ USD phát triển 100.000 trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia

Bình Định khởi động đề án tăng trưởng xanh: Vingroup và hệ sinh thái chung tay thực hiện

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-vic-vhm-tang-som-sau-kqkd-quy-3-an-tuong-vn-index-huong-moc-1110-207484.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Họ Vin không gánh nổi thị trường, VN-Index rơi trở lại mốc 1.100
    POWERED BY ONECMS & INTECH