Huyện sở hữu sân bay lớn nhất Việt Nam với tiềm năng là KĐT sân bay kiểu mẫu, 'vượt mặt' Changi, Incheon
Đứng trước không ít các thách thức nhưng phần lớn các chuyên gia đều nhận định rằng khu vực này đang có nhiều tiềm năng lớn để trở thành KĐT sân bay kiểu mẫu.
Nhiều tiềm năng lớn chờ đợi
Trong chuyến thị sát lần thứ 5 Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai triển khai quy hoạch phát triển Long Thành thành đô thị sân bay để phát huy hệ sinh thái quanh sân bay.
Theo như kế hoạch, đô thị sân bay Long Thành sẽ được xây dựng theo mô hình kết hợp giữa sân bay và các khu chức năng như thương mại, giải trí và công nghiệp. Đây không chỉ là nơi phục vụ các chuyến bay mà còn được định hướng trở thành trung tâm kinh tế sôi động, mở ra cơ hội việc làm và thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Phía Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cũng đã tổ chức cuộc thi ý tưởng quy hoạch đô thị sân bay vào năm ngoái, với sự tham gia của 11 đơn vị.
Phương án của liên danh Viện Kiến trúc Quốc gia - Công ty Nihon Sekkei (Nhật Bản) - CTCP Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng Coninco (VIAR-NS-Coninco) đã giành giải nhất. Kết quả này hiện được trình lên UBND tỉnh để phê duyệt.
>> Từ bây giờ, tự ý bán đất đang có tranh chấp có thể bị phạt đến 100 triệu đồng
Theo đánh giá của ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan.com.vn, các đô thị sân bay quốc tế thường phát triển dựa trên sự kết hợp giữa sân bay, cảng biển và hệ thống đô thị xung quanh.
Đơn cử như tại Incheon (Hàn Quốc) - đây là nơi sân bay quốc tế được kết nối trực tiếp với cảng biển lớn, nằm gần siêu đô thị Seoul.
Cũng tương tự như vậy, mô hình sân bay tại Suvarnabhumi (Thái Lan) và Changi (Singapore) hiện nay cũng đang tận dụng lợi thế về vị trí địa lý nhằm phục tiêu phát triển trung tâm vận chuyển hàng hóa, hành khách quốc tế cũng như các dịch vụ thương mại và logictis hiện đại.
Vị chuyên gia này nhận định huyện Long Thành hiện nay đang có nhiều lợi thế nổi bật so với các sân bay trong khu vực nhờ vào vị trí chiến lược thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm TP. HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tau.
Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung vận chuyển hàng hóa nặng qua cảng biển, còn Long Thành sẽ được xem là trung tâm vận chuyển hàng hóa nhẹ qua đường hàng không.
Theo ông David Jackson - Tổng giám đốc Avison Young Việt Nam, Long Thành hiện nay còn được hỗ trợ bởi hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ như cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu và các đường Vành đai 3, 4. Ngoài ra, cảng Phước An cũng góp phần tăng cường kết nối nội vùng và liên vùng, mở rộng cơ hội giao thương.
Ngoài vị trí địa lý, nơi đây còn được đánh giá có quỹ đất dồi dào, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển đô thị sân bay theo từng giai đoạn cụ thể.
Long Thành cũng được đánh giá có đủ khả năng mở rộng các KĐT, công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Đặc biệt với 15 KCN đang hoạt động cùng nhiều dự án đô thi vệ tinh cũng như có tiềm năng lớn trong việc thu hút đầu tư và dân cư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhìn nhận về tiềm năng trong tương lai, bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng khi sân bay quốc tế Long Thành được hoàn thiện, cùng với các tuyến giao thông chiến lược như đường bộ, đường sắt, đường thủy, khu vực này sẽ trở thành một trong những sân bay lớn nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng nhìn nhận tỉnh Đồng Nai hiện đang sở hữu lượng dân cư đông đúc, trẻ và giàu tay nghề lao động, cùng với các khu công nghiệp đã hình thành từ khá sớm sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển.
"Sân bay Changi cũng phải thêm cảng biển, sân bay ở Hà Lan cũng có mô hình vành đai cao tốc có cảng biển, Incheon của Hàn Quốc cũng có vành đai cảng biển có một sân bay quốc tế. Đó là những ưu điểm mà Long Thành đều có, đủ để khiến cho mình hình đô thị sân bay theo định hướng là khu vực Long Thành và một phần Nhơn Trạch", ông Đinh Minh Tuấn nhận định.
Đối diện với nhiều thách thức lớn
Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng việc phát triển Long Thành thành một đô thị sân bay hiện đại sẽ khó tránh khỏi những thách thức lớn.
Theo ông David Jackson, hiện nay Việt Nam chưa từng có đô thị sân bay được quy hoạch bài bản. Chính vì thế điều này đặt áp lực rất lớn về kinh nghiệm triển khai cũng như khả năng phối hợp giữa các bên liên quan.
Theo ông David Jackson, việc xây dựng một đô thị sân bay đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược dài hạn, cùng sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp tư nhân, giới nghiên cứu cũng như các khu vực liên quan.
Một trong số những vấn đề mà các đô thị sân bay phải đối diện đó là chi phí nhiên liệu, tác động môi trường...
Ngoài ra, sự canh tranh trực tiếp từ các đô thị sân bay lớn khác trong khu vực như Suvarnabhumi (Thái Lan), Changi (Singapore) và Incheon (Hàn Quốc) cũng là một bài toán khó đối với Long Thành.
Ông Đinh Minh Tuấn cho rằng, để phát triển đô thị sân bay, địa phương cần quy hoạch phân khu chức năng rõ ràng, bao gồm logistics, thương mại, và khu dân cư. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư hiện vẫn diễn ra manh mún, gây chậm trễ tiến độ dự án. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về một quy hoạch bài bản, có tầm nhìn chiến lược, nhằm tạo động lực phát triển bền vững cho khu vực.
Bên cạnh đó, ông nhận định việc thu hút đầu tư trong giai đoạn đầu cũng là một trở ngại lớn. Nếu không có sự tham gia của các nhà đầu tư lớn, việc xây dựng các dịch vụ bổ trợ như kho bãi, khu công nghiệp hay khu dân cư sẽ bị đình trệ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút dân cư, cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế tổng thể của khu vực.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai có tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD, chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 dự kiến khai thác vào năm 2026 với vốn đầu tư 5,45 tỷ USD, đạt công suất 25 triệu lượt khách/năm.
Giai đoạn 2 triển khai từ năm 2028-2032, nâng công suất lên 50 triệu lượt khách/năm. Giai đoạn 3 sẽ bắt đầu sau năm 2035, đưa công suất sân bay lên 100 triệu lượt khách/năm và giúp sân bay Long Thành trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam.
Lộ diện doanh nghiệp trúng dự án khu đất 4,4ha để làm nhà ở thấp tầng ở phường đông dân nhất Thủ đô
Loạt 'điểm sáng' trong bức tranh tổng thể thị trường BĐS ở TP đáng sống nhất thế giới tại Việt Nam