Bất động sản

Kể từ nay, bỏ hoang đất trong những trường hợp này sẽ chịu hậu quả lớn

An Nhiên 13/05/2025 19:00

Theo quy định, đất bỏ hoang lâu năm sẽ bị Nhà nước thu hồi, khi đó người sử dụng đất sẽ mất quyền sử dụng đối với phần đất này.

Đất bỏ hoang là gì?

Đất bỏ hoang là đất không đưa vào sử dụng trong một thời gian dài, gây lãng phí tài nguyên đất, thậm chí làm mất giá trị và mục đích sử dụng của đất.

Bị bỏ hoang lâu ngày, không được đưa vào sử dụng, đất này sẽ bị Nhà nước tiến hành thu hồi và người sử dụng đất sẽ mất đi quyền sử dụng đối với phần diện tích này.

>> Từ bây giờ, trường hợp đất không sổ đỏ này sẽ vẫn được bồi thường khi bị thu hồi đất

Quyền sử dụng đất là gì?

Kể từ nay, bỏ hoang đất trong những trường hợp này sẽ chịu hậu quả lớn- Ảnh 1.
Trong một số trường hợp, đất bị bỏ hoang sẽ bị Nhà nước thu hồi. Ảnh: Internet

Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển giao từ nhiều chủ thể khác qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho... từ chủ thể có quyền.

Sau khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật, người bị thu hồi sẽ không còn quyền sử dụng đất như đã nêu.

Trường hợp nào bị thu hồi đất?

Luật Đất đai 2024 quy định nhiều trường hợp Nhà nước thu hồi đất, trong đó có thu hồi đất do không sử dụng đất liên tục, thường xuyên trong một thời gian.

Tại Điều 81 Luật Đất đai 2024 đã quy định cụ thể về các trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Cụ thể gồm:

1. Trường hợp sử dụng đất không đúng với mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.

Kể từ nay, bỏ hoang đất trong những trường hợp này sẽ chịu hậu quả lớn- Ảnh 2.
Sau khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi sẽ không còn quyền sử dụng đất đối với thửa đất đó. Ảnh: Internet

2. Người sử dụng đất hủy hoại đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.

3. Trường hợp đất được giao, cho thuê không đúng với đối tượng hoặc không đúng với thẩm quyền.

4. Trường hợp đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được nhận chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.

5. Trường hợp đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.

6. Trường hợp người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

7. Trường hợp đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

8. Trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư;

9. Trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng, ngoài ra phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn;

10. Trong trường hợp hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Như vậy, theo như quy định cụ thể trên, một số loại đất này nếu không đáp ứng được thời gian sử dụng đất liên tiếp sẽ bị thu hồi:

1. Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong vòng 18 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

>> Kể từ nay, xây nhà trên đất rừng phòng hộ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành lên 10 làn xe, quy mô hơn 15.000 tỷ có chuyển động mới

Tỉnh có đường bờ biển đẹp nhất Việt Nam cải tạo nhà khách làm nhà ở công vụ trước thềm sáp nhập

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/ke-tu-nay-bo-hoang-dat-trong-nhung-truong-hop-nay-se-chiu-hau-qua-lon-20225051110212015.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kể từ nay, bỏ hoang đất trong những trường hợp này sẽ chịu hậu quả lớn
    POWERED BY ONECMS & INTECH